Đang gửi...

Đến Trung Nguyên còn suýt mất thương hiệu tại Hoa Kỳ thì đừng dại gì mà không đăng ký nhãn hiệu!

Lượt xem 3114
Đến Trung Nguyên còn suýt mất thương hiệu tại Hoa Kỳ thì đừng dại gì mà không đăng ký nhãn hiệu. Bài giúp bạn đọc nhận thức sâu sắc hơn đối với vai trò của nhãn hiệu và tầm quan trọng trong việc bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp mình.

Mục lục

Tháng 7/2000, Thương hiệu cà phê Trung Nguyên – thương hiệu được đánh giá là nổi bật nhất của cà phê Việt Nam đã bị một công ty của Mỹ là Rice Field nhanh chân đăng ký trước tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO). Phải mất tới hai năm thương thảo, công ty này mới  chấp thuận trả lại quyền bảo hộ và nhận làm đại lý phân phối sản phẩm Cafe Trung Nguyên của Việt Nam tại Mỹ. Từ vụ việc trên cho thấy, nếu không muốn mất tiền, mất quyền, thời gian và lợi thế thì ai cũng cần đăng ký nhãn hiệu cho mình trước khi bán hàng hoá dịch vụ.

1. Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu?

    

- Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2015, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Vậy trước hết, nhãn hiệu có chức năng phân biệt giữa các hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau nhưng kinh doanh ở một lĩnh vực giống nhau. Đặt trường hợp không có nhãn hiệu, người tiêu dùng sẽ không thể phân biệt được đâu là sản phẩm của doanh nghiệp A, đâu là sản phẩm của doanh nghiệp B,... gây sự nhầm lẫn khi mua hàng. Điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp.

- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở pháp lý cho việc xác định chủ sở hữu đối với nhãn hiệu, logo, thương hiệu mà doanh nghiệp đang kinh doanh khi có bất kỳ một sự cạnh tranh nào với các đối thủ khác. Khi nhãn hiệu được bảo hộ, nó trở thành một tài sản sở hữu trí tuệ và có giá trị tồn tại như các tài sản hữu hình hay vô hình khác. Nó có thể được định giá, được chuyển giao, chuyển quyền sử dụng hay nói cách khác là hoạt động li xăng, cho thuê, mua bán giữa các chủ thể với nhau. Trái lại, nếu không được đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu sẽ không được pháp luật công nhận và chủ sở hữu sẽ không được pháp luật bảo vệ khi xảy ra bất cứ tranh chấp gì phát sinh từ nhãn hiệu đó. Hệ quả của nó là nhãn hiệu sẽ luôn trong tình trạng có thể bị cướp đi bất cứ lúc nào.

Ví dụ: Doanh nghiệp A kinh doanh mặt hàng C lấy logo là X để in lên bao bì sản phẩm C. Sau một thời gian, mặt hàng C rất được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng. Thấy vậy doanh nghiệp B cũng kinh doanh mặt hàng tương tự mặt hàng C của doanh nghiệp A đã lấy logo X gắn lên bao bì sản phầm của mình. Sau đó, doanh nghiệp B nhanh chóng đi đăng ký bảo hộ logo X. Khi thấy logo X bị doanh nghiệp B sử dụng, doanh nghiệp A đâm đơn kiện doanh nghiệp B với lý do tái sản doanh nghiệp bị xâm phạm. Tuy nhiên tòa đã bác bỏ đơn kiện. Doanh nghiệp B trở thành chủ sở hữu hợp pháp của logo X, hưởng tất cả các lợi ích logo X đem lại. Ở đây, sai lầm lớn nhất của doanh nghiệp A đó là sử dụng logo mà không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, một khi doanh nghiệp B đã nộp đơn đăng ký bảo hộ logo X và được cấp văn bằng bảo hộ, doanh nghiệp A sẽ không được phép sử dụng logo do chính mình tạo ra nữa. Rõ ràng, việc không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ là một rủi ro vô cùng lớn cho doanh nghiệp.

- Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố, bất cứ doanh nghiệp muốn mở rộng phát triển kinh doanh bền vững đều phải trú trọng việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Nó được coi là bộ mặt của doanh nghiệp, là hình ảnh hiện lên trong tâm trí khách hàng mỗi khi nghĩ đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp. Mặt khác, nhãn hiệu là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hệ thống nhận diện thương hiệu. Không phải ngẫu nhiên tất cả các doanh nghiệp đều bắt đầu xây dựng thương hiệu bằng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho mình.

2. Đăng ký nhãn hiệu có bảo hộ thương hiệu được không?

Trước tiên cần hiểu rõ khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu. Thương hiệu là tất cả những gì hiện lên trong tâm trí khách hàng mỗi khi nghĩ đến sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Nhãn hiệu là dấu hiệu có thể nhìn thấy được dùng để phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ cùng loại. Là công cụ để người tiêu dùng phân biệt sản phẩm của  Vậy rõ ràng, thương hiệu mang nghĩa rộng hơn và nó bao hàm nhãn hiệu. Nhãn hiệu cũng là yếu tố quan trọng nhất của thương hiệu

Chúng ta đều hiểu rõ tầm quan trọng của thương hiệu đối với một doanh nghiệp như thế nào. Doanh nghiệp đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian, chi phí, công sức để xây dựng một thương hiệu được đánh giá tốt trong lòng khách nên rất cần một cơ chế pháp lý bảo vệ thương hiệu đó. Tuy nhiên, pháp luật Sở hữu trí tuệ không có quy định về bảo hộ thương hiệu. Vậy các doanh nghiệp cần phải làm thể nào để thiết lập hành lang pháp lý bảo vệ chính mình? Giải pháp tối ưu nhất chính là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu - một trong những đối tượng được bảo hộ theo luật Sở hữu trí tuệ.

Nhãn hiệu là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống nhận diện thương hiệu. Chỉ có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp mới đồng thời bảo hộ được thương hiệu của mình.

3. Hàng hoá, dịch vụ nào cần đăng ký nhãn hiệu?

Sẽ có nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết hàng hóa, dịch vụ của mình có cần đăng ký nhãn hiệu không. Thực tế cho thấy sự phát triển của kinh tế dần khiến cho môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh. Mặt khác pháp luật cho phép các chủ thể được tự do kinh doanh trong các ngành nghề theo nhu cầu miễn sao chấp hành các quy định của pháp luật. Tức là sẽ không còn sự độc quyền trong kinh doanh, sức ép cạnh tranh trên thị trường sẽ vô cùng lớn.

Từ đó khẳng định mọi hàng hóa, dịch vụ đều cần đăng ký nhãn hiệu. Doanh nghiệp chỉ không cần đăng ký nhãn hiệu khi mình được phép độc quyền kinh doanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó.

4. Đăng ký nhãn hiệu ở đâu?

Việc đăng ký nhãn hiệu được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Tuy nhiên quy trình thủ tục đăng ký tương đối phức tạp nên các doanh nghiệp cần lưu ý nắm rõ quy định pháp luật và tuân thủ tuyệt đối khi làm việc với đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tránh những rủi ro không đáng có, không mất nhiều thời gian, chi phí.

5. Quy trình đăng ký và các tài liệu cần chuẩn bị

CHUẨN BỊ HỒ SƠ ĐĂNG KÍ NHÃN HIỆU

  • Theo quy định của pháp luật hiện hành, hồ sơ đăng kí nhãn hiệu bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 tờ)
  • Mẫu nhãn hiệu (9 mẫu)
  • Danh mục hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu (Đối với nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể)
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí

QUY TRÌNH NỘP HỒ SƠ VÀ THEO DÕI ĐƠN ĐĂNG KÍ NHÃN HIỆU 

STT

THỦ TỤC

THỜI HẠN

GHI CHÚ

1

Nộp hồ sơ đăng kí nhãn hiệu

 

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

2

Thẩm định hình thức đơn

01 tháng kể từ ngày nhận đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Cục SHTT ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn.

3

Công bố đơn hợp lệ

02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ

Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

4

Thẩm định nội dung đơn

06 tháng kể từ ngày công bố đơn hợp lệ

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

 

KẾT QUẢ VÀ KHIẾU NẠI, KHIẾU KIỆN (NẾU CÓ)

Sau khi thẩm định nội dung đơn và nhãn hiệu đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu.

Trong trường hợp nhận được thông báo từ chối đơn hợp lệ (sau giai đoạn thẩm định hình thức) hoặc thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu (sau giai đoạn thẩm định nội dung), chủ đơn/người đại diện có quyền khiếu nại đến Bộ Khoa học & Công nghệ hoặc khiếu kiện đến Tòa án có thẩm quyền nếu không đồng ý với quyết định này.

Đơn khiếu nại sẽ được tiếp nhận và xem xét giải quyết bởi Phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại của Cục Sở hữu Trí tuệ. Nếu ý kiến khiếu nại không xác đáng thì đơn sẽ chính thức bị từ chối. Nếu ý kiến khiếu nại xác đáng, hợp lý và thuyết phục thì đơn sẽ được chuyển về phòng nhãn hiệu để thẩm định viên ra quyết định tiếp tục quy trình đăng kí nhãn hiệu hoặc quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu.

6. Chi phí và thời gian được cấp văn bằng bảo hộ

Chi phí cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được Cục sở hữu trí tuệ ra phiếu thu tùy thuộc vào số lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ doanh nghiệp đăng ký. Thời gian để doanh nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ là 12 - 18 tháng kể từ ngày đơn được Cục sở hữu trí tuệ chấp nhận.

7. Nên tự mình đăng ký nhãn hiệu hay thuê dịch vụ

Để có thể cân nhắc lựa chọn giữa tự mình đăng ký nhãn hiệu hay thuê dịch vụ, trước hết cần phân tích giữa lợi ích và khó khăn các doanh nghiệp gặp phải

Trường hợp doanh nghiệp tự mình đăng ký:

Lợi ích:

  • Doanh nghiệp sẽ giảm được phần chi phí cho các đơn vị làm dịch vụ

Khó khăn:

  • Doanh nghiệp không hiểu rõ quy trình thủ tục theo pháp luật dẫn đến thực hiện không đúng hoặc không đủ các bước đăng ký => bị từ chối cấp văn bằng hoặc tốn kém thời gian sửa đổi, bổ sung
  • Doanh nghiệp không có chuyên môn để tra cứu nhãn hiệu dẫn đến nhãn hiệu mang đi đăng ký bị trùng hoặc tương tự các nhãn hiệu đã có trên thị trường => bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ, tốn kém thời gian, tiền bạc.
  • Doanh nghiệp phải tự mình soạn thảo hồ sơ, tự mình làm việc với cơ quan nhà nước.
  • Khi gặp vấn đề trong việc đăng ký, doanh nghiệp không biết thực hiện các thủ tục khiếu nại, khiếu kiện ra sao,...

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ

Lợi ích:

  • Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp mẫu nhãn hiệu ngoài ra sẽ được hỗ trợ tất cả các công đoạn từ chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, khiếu nại khiếu kiện khi cần, nhận kết quả.
  • Doanh nghiệp không mất thời gian đi lại, làm việc với Cơ quan nhà nước.
  • Doanh nghiệp sẽ được thực hiện công việc bởi một đơn vị chuyên nghiệp, có chuyên môn kinh nghiệm trong việc Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dẫn đến mọi thủ tục đều được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác
  • Doanh nghiệp được hỗ trợ tra cứu, tư vấn sửa đổi nhãn hiệu nếu cần làm tăng khả năng bảo hộ gần như tuyệt đối.
  • Doanh nghiệp có thể nhận văn bằng bảo hộ trong thời gian sớm nhất,...

Khó khăn:

  • Doanh nghiệp chỉ phải bỏ ra một khoản chi phí cho đơn vị làm dịch vụ

Như vậy, thay vì tự mình đăng ký, doanh nghiệp nên thuê một đơn vị chuyên nghiệp hỗ trợ thực hiện công việc để có thể được cấp văn bằng bảo hộ một cách nhanh nhất. Khoản chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra không hề lớn so với những lợi ích nhận được.

Trên đây là một số thông tin về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp Luật Doanh Trí.

Hotline: 0373.070.397 hoặc Email: [email protected]

Luật Doanh Trí hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách!

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: kieulinh

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải