Đang gửi...

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Lượt xem 656
Kiểu dáng công nghiệp là một trong những tài sản trí tuệ có giá trị lớn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu và áp dụng các quy định pháp luật một cách kịp thời, hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để giúp Quý khách hàng nắm rõ các quy định và trình tự đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, Luật Doanh Trí đưa ra các thông tin cơ bản về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như sau:

Mục lục

Kiểu dáng công nghiệp là một trong những tài sản trí tuệ có giá trị lớn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu và áp dụng các quy định pháp luật một cách kịp thời, hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để giúp Quý khách hàng nắm rõ các quy định và trình tự đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, Luật Doanh Trí đưa ra các thông tin cơ bản về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như sau:

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”

Ví dụ: Hình dáng bên ngoài của xe ôtô, chiếc ghế, máy in hoặc bình hoa trong ảnh bên dưới sẽ được gọi là kiểu dáng công nghiệp.

2. Vì sao phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Một sản phẩm có sự kết hợp hài hòa giữa chức năng và hình dáng, với kiểu dáng bắt mắt sẽ làm cho sản phẩm trở nên thu hút và hấp dẫn đối với khách hàng. Vì vậy đăng ký bảo hộ kiểu dáng chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các nhà sản xuất và thiết kế, kích thích quá trình sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.

Ngoài ra, kiểu dáng công nghiệp còn có các lợi ích như sau đối với chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp:

- Giúp ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép và bắt chước mẫu mã sản phẩm.

- Giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

- Góp phần thu hồi các khoản đầu tư cho việc sáng tạo và tiếp thị sản phẩm.

- Giúp doanh nghiệp phân khúc thị trường, phát triển chiến lược làm thay đổi sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng tại các thị trường mục tiêu và tạo lập các thị trường mới phù hợp cho các sản phẩm của doanh nghiệp.

- Làm tăng uy tín và gây dựng hình ảnh của doanh nghiệp nhờ sự gắn kết của doanh nghiệp với một kiểu dáng cụ thể của sản phẩm.

3. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có tính mới: nghĩa là kiểu dáng công nghiệp chưa từng được công bố hoặc sử dụng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
- Có tính sáng tạo: nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
- Có khả năng áp dụng công nghiệp: nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

4. Trình tự đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp là một quá trình bao gồm nhiều bước đăng ký, cụ thể như sau:

Bước 1: Thiết kế kiểu dáng công nghiệp và lựa chọn mẫu kiểu dáng công nghiệp đăng ký

Khi thiết kế kiểu dáng công nghiệp, khách hàng cần lưu ý các trường hợp sau sẽ không được bảo hộ dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp:

- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký của kiểu dáng công nghiệp

Sau khi đã thiết kế và lựa chọn mẫu kiểu dáng công nghiệp đăng ký, khách hàng cần tiến hành thủ tục tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng trước khi nộp đơn.

Lưu ý: Việc tra cứu khả năng đăng ký của kiểu dáng công nghiệp không phải là thủ tục bắt buộc, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, khách hàng cần cân nhắc kĩ lưỡng việc có thực hiện việc tra cứu hay không.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Khách hàng tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn

Cục sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không và ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn.

Bước 5: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 6: Thẩm định nội dung

Cục sở hữu trí tuệ đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (có tính mới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Lưu ý: Cục sở hữu trí tuệ chỉ tiến hành thẩm định nội dung khi có đơn yêu cầu thẩm định nội dung.

Bước 7: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

- Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

- Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

 

Trên đây là những thông tin cơ bản về việc đăng kí bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí.

Hotline: 0962 515 363 hoặc Email: [email protected]

Luật Doanh Trí hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: kieulinh

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải