Đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế
Mục lục
Theo quy định của pháp luật, để kiểu dáng công nghiệp của Việt Nam được bảo hộ tại nước ngoài thì kiểu dáng công nghiệp đó phải được đăng ký tại quốc gia mà chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp mong muốn được bảo hộ. Hiện nay, có nhiều cách thức khác nhau để kiểu dáng công nghiệp của Việt Nam có thể được đăng kí bảo hộ tại nước ngoài. Trong bài viết này, Luật Doanh Trí sẽ giới thiệu các thông tin cơ bản về các cách thức để đăng kí kiểu dáng công nghiệp tại nước ngoài để Quý khách hàng tham khảo.
I. Đăng ký theo quốc gia
- Các doanh nghiệp có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp thông qua việc nộp đơn đăng ký trực tiếp tại các cơ quan sở hữu trí tuệ của từng quốc gia riêng rẽ mà doanh nghiệp muốn bảo hộ kiểu dáng của mình.
- Quá trình đăng ký này có thể khá phức tạp và tốn kém. Nguyên nhân là vì:
● Đơn đăng ký kiểu dáng phải tuân thủ các thủ tục, quy định pháp luật của từng quốc gia.
● Đơn đăng ký phải được dịch ra ngôn ngữ của các quốc gia mà doanh nghiệp muốn đăng ký.
● Người đăng ký phải chi trả chi phí cho thủ tục hành chính cho từng đơn đăng ký của từng quốc gia (đôi khi doanh nghiệp phải chi trả cả chi phí cho dịch vụ pháp lý).
II. Đăng ký theo kênh khu vực
Nếu doanh nghiệp muốn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nhiều nước mà những nước đó là thành viên của hiệp định khu vực thì doanh nghiệp có thể chỉ phải nộp một đơn đăng ký duy nhất ở cơ quan sở hữu trí tuệ của khu vực đó. Các cơ quan sở hữu trí tuệ khu vực bao gồm:
- Cơ quan Sở hữu công nghiệp Khu vực châu Phi (ARIPO) để đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại các nước châu Phi nói tiếng Anh;
- Cơ quan kiểu dáng Benelux (BDO) để bảo hộ kiểu dáng tại Bỉ, Hà Lan và Luxembourg;
- Cơ quan Hài hoà hoá thị trường nội địa (OHIM) để bảo hộ kiểu dáng Cộng đồng tại 15 nước thuộc liên minh châu Âu;
- Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAP) để bảo hộ tại các nước châu Phi nói tiếng Pháp.
III. Đăng ký theo kênh quốc tế
1. Thỏa ước La Hay (Hague)
Các doanh nghiệp muốn đăng ký quốc tế kiểu dáng của họ ở một vài nước có thể sử dụng các thủ tục quy định tại thoả ước La Hay (Hague) về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký theo một trong hai cách sau:
- Đăng ký trực tiếp tại Văn phòng quốc tế.
- Đăng ký thông qua trung gian là Cơ quan quốc gia của Nước thành viên nếu luật nước đó cho phép.
- Các nội dung bắt buộc phải có trong tờ khai đơn:
● Danh sách các nước thành viên mà doanh nghiệp yêu cầu đơn đăng ký quốc tế sẽ có hiệu lực.
● Sản phẩm hoặc các sản phẩm dự định mang kiểu dáng.
● Ngày, nước thành viên, số đơn làm phát sinh quyền ưu tiên, nếu người nộp đơn yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo quy định.
● Những thông tin cụ thể khác có thể được quy định tại Thỏa ước La Hay.
- Các nội dung không bắt buộc (có thể có hoặc không) trong tờ khai đơn:
● Phần mô tả ngắn gọn về những đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng.
● Tuyên bố về tác giả thực sự của kiểu dáng.
● Yêu cầu hoãn công bố.
● Các mẫu hoặc mô hình sản phẩm mang kiểu dáng.
- Đơn đăng ký nhiều kiểu dáng có thể bao gồm nhiều kiểu dáng dự định của các sản phẩm thuộc cùng nhóm trong Phân loại Kiểu dáng quốc tế.
4. Các nội dung bắt buộc của đơn đăng ký
- Mọi đơn đều phải bao gồm các thông tin sau đây:
● Thực tế rằng đơn được nộp theo Thoả ước.
● Tên người nộp đơn.
● Quốc gia mà người nộp đơn mang quốc tịch, đăng ký cư trú và có cơ sở công nghiệp hoặc thương mại.
● Địa chỉ của người nộp đơn, số điện thoại hoặc fax.
● Tên gọi chính xác của sản phẩm hoặc các sản phẩm dự định mang kiểu dáng.
● Số kiểu dáng trong đơn đăng ký quốc tế.
● Mức phí đã nộp, tên người nộp và hình thức nộp.
- Đối với đăng ký quốc tế được điều chỉnh hoàn toàn theo Văn kiện 1934 (Thoả ước La Hay là Văn kiện 1934 và/hoặc Văn kiện 1960), ngoài những nội dung bắt buộc như trên, doanh nghiệp còn phải chỉ ra:
● Loại đơn đăng ký (mở hoặc niêm phong).
● Các tài liệu, ảnh chụp, hình vẽ hoặc các mẫu kèm theo đơn.
● Yêu cầu gia hạn hiệu lực đăng ký, nếu phí gia hạn hiệu lực được nộp vào thời điểm nộp phí đăng ký quốc tế.
- Đối với đăng ký quốc tế được điều chỉnh hoàn toàn hoặc một phần theo Văn kiện 1960 thì ngoài những nội dung bắt buộc như trên, doanh nghiệp còn phải chỉ ra:
● Các quốc gia bị ràng buộc bởi Văn kiện 1960 mà tại đó, doanh nghiệp yêu cầu đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp của mình có hiệu lực.
● Các tài liệu, ảnh chụp hoặc các hình vẽ khác kèm theo đơn.
● Các mẫu hoặc các mô hình kèm theo đơn, nếu thích hợp.
5. Các nội dung không bắt buộc của đơn đăng ký
- Tên đại diện (Mọi đơn đều có thể chỉ ra một đại diện).
- Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và triển lãm.
6. Lợi ích của doanh nghiệp khi đăng ký theo thỏa ước La Hay
- Doanh nghiệp đến từ một nước thành viên của thoả ước La Hay chỉ cần nộp một đơn duy nhất cho WIPO với một loại tiền tệ duy nhất. Thỏa ước La Hay giúp chủ sở hữu dễ dàng quản lý đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp của mình như: gia hạn hiệu lực, chuyển giao quyền sở hữu, thay đổi tên, địa chỉ của chủ sở hữu thông qua một thủ tục đơn giản.
Tóm lại, doanh nghiệp đăng ký kiểu dáng công nghiệp không cần phải nộp nhiều đơn tại nhiều quốc gia riêng biệt mà kiểu dáng công nghiệp vẫn được bảo hộ tại các nước thành viên của thoả ước (hiện tại là 42) mà người nộp đơn mong muốn.
- Thoả ước tạo cho người nộp đơn một cơ chế đơn giản và tiết kiệm hơn đối với việc nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại các nước khác nhau. Chi phí đăng ký một kiểu dáng công nghiệp theo thoả ước La Hay thay đổi phụ thuộc và số lượng các kiểu dáng và số nước mà người nộp đơn xin bảo hộ kiểu dáng.
Ví dụ: chi phí bảo hộ 05 kiểu dáng ở 11 nước sử dụng kênh quốc tế theo hệ thống La Hay là xấp xỉ 900 SFr.
Trên đây là những thông tin cơ bản về việc đăng kí kiểu dáng công nghiệp quốc tế. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí.
Hotline: 0911.233.955 hoặc Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng./.
Bài viết ngày được thực hiện bởi: kieulinh
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022
- BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỒ SƠ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ NĂM 2022 TẠI BÁC NINH
- ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN WEBSITE TẠI QUẢNG NINH MỚI NHẤT NĂM 2022
- Cập nhật những quy định mới về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký bản quyền tác giả cho logo thương hiệu
- Ba điều cần biết trước khi đăng ký bản quyền tác giả
- Thuê người viết bài có vi phạm pháp luật không?
- Nhãn hiệu không phải nhãn hàng hoá - Một số khái niệm dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu