ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SÁNG CHẾ TRƯỚC KHI BỊ SAO CHÉP, ĐẠO NHÁI
Mục lục
Vấn đề sao chép, đạo nhái sáng chế đang là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội trong thời đại công nghệ số ngày nay, rất nhiều tác giả cảm thấy phẫn nộ khi sản phẩm của mình dày công nghiên cứu, sáng tạo lại trở thành công cụ trục lợi của kẻ gian, thậm chí nhiều người còn bị đánh vi phạm quyền sáng chế đối với chính sản phẩm của mình khi sáng chế bị kẻ khác ăn cắp và đăng ký trước. Để hạn chế những trường hợp đáng tiếc này xảy ra, tác giả của sáng chế nên chủ động trong việc đăng ký bảo hộ sáng chế trước khi sản phẩm của mình chị sao chép, đạo nhái. Vậy thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế như thế nào? Công ty Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới Quý khách hàng một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề ý nghĩa và thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế thông qua bài viết “Đăng ký bảo hộ sáng chế trước khi bị sao chép, đạo nhái”.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa dổi năm 2009, 2019;
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/2/2013.
2. Khái niệm
Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2009, 2019) quy định:
- Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp;
- Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng;
Văn bằng bảo hộ sáng chế có tên khác là bằng độc quyền sáng chế, là bằng được cấp để bảo hộ sáng chế. Bằng độc quyền sáng chế mang lại cho chủ sở hữu độc quyền sáng chế ngăn cấm người khác khai thác thương mại sáng chế trong một thời hạn nhất định để đổi lại việc họ phải bộc lộ sáng chế cho công chúng.
- Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử.
Pháp luật không định nghĩa cụ thể về đạo nhái, nhưng ta có thể hiểu đạo nhái là một dạng của sao chép, được thực hiện một cách trái phép, làm ảnh hưởng tới các quyền nhân thân, quyền tác giả của tác giả tạo ra sáng chế.
3. Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ sáng chế
- Việc bảo hộ sáng chế đã tạo điều kiện cho mọi người có không gian phát huy khả năng sáng tạo các sáng chế của mình, đồng thời là sự công nhận quyền của tác giả đối với sản phẩm của mình, từ đó tạo môi trường khuyến khích hoạt động sáng tạo. Nếu tác giả hoặc đăng ký bảo hộ sáng chế không thể khai thác được sáng chế thì họ có thể bán sáng chế đó cho bên khác;
- Bảo hộ sáng chế mang lại vị thế mạnh trên thị trường, giảm áp lực cạnh tranh cho những đơn vị đăng ký độc quyền sáng chế, giúp chủ sở hữu huy động vốn và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Việc đăng ký bảo hộ sáng chế sẽ ngăn cấm đơn vị khác sử dụng sáng chế với mục đích thương mại, từ đó giúp việc thương mại hóa sáng chế mang lại nguồn lợi cao hơn.
- Quy định pháp luật về bảo hộ sáng chế cũng là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền tài sản và quyền nhân thân cho tác giả, tạo điều kiện cho những cá nhân có tài năng phát huy khả năng của mình để cống hiến cho dân tộc, cho nhân loại và đồng thời cũng là tạo điều kiện cho các tác giả ý thức trách nhiệm được với sản phẩm sáng chế của mình;
- Nếu sáng chế không được đăng ký sẽ tạo điều kiện cho người khác không phải là tác giả đăng ký bảo hộ sáng chế đó hoặc lợi dụng sáng chế đó vào mục đích thương mại nhằm thu lợi. Hơn nữa, nếu tác giả muốn bán sáng chế đó đi cũng sẽ gặp nhiều bất lợi về tính độc quyền, tính sở hữu.
4. Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế
Một sản phẩm đủ điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế khi đáp ứng được các điều kiện sau:
- Thứ nhất, sản phẩm là một sáng chế, thuộc đối tượng có khả năng bảo hộ sáng chế;
- Thứ hai, có tính mới:
Tính mới là yếu tố quan trọng nhất đối với sáng chế. Sản phẩm có tính mới nghĩa là có đặc tính mới nào đó mà chưa được biết đến trong kho kiến thức hiện có thuộc lĩnh vực kỹ thuật của nó, chưa bị bộc lộ công khai dưới bất kỳ hình thức nào. Sản phẩm muốn được đăng ký sáng chế nhưng đã bị bộc lộ trước thời điểm nộp đơn đăng ký đều bị coi là không còn tính mới và không thể đăng ký được;
- Thứ ba, có trình độ sáng tạo:
Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo khi nó không hiển nhiên đối với người bất kỳ có trình độ trong lĩnh vực của nó và được căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế.
- Thứ tư, sản phẩm có khả năng áp dụng công nghiệp:
Tức là sáng chế có khả năng chế tạo ra hoặc được áp dụng vào sử dụng trong ngành công nghiệp bất kỳ.
5. Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế
Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế gồm các tài liệu sau đây:
(1) Giấy ủy quyền (trong trường hợp có sự ủy quyền);
(2) Tờ khai (đơn) đăng ký bảo hộ sáng chế theo mẫu chung (02 bản được soạn thảo và ký bởi chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền);
Đơn đăng ký bảo hộ gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
- Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
(3) Bản mô tả sáng chế bao gồm 03 phần: phần mô tả; yêu cầu bảo hộ sáng chế; hình vẽ/sơ đồ (nếu có);
(4) Bản tóm tắt sáng chế đăng ký;
(5) Chứng từ lệ phí khi nộp đơn đăng ký sáng chế.
6. Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế năm 2022
Thủ tục đăng bằng sáng chế được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn
Tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn là thủ tục cần thiết để biết sáng chế của mình có đủ điều kiện để đăng ký sáng chế không. Người đăng ký phải kiểm tra xem sáng chế đó có mới, tính sáng tạo hay không? Có bị đăng ký trùng trước đó hay chưa?
Người đăng ký bảo hộ có thể tra cứu trực tuyến trên website của Cục Sở hữu trí tuệ: (http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php), hoặc trang website của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới Wipo.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký sáng chế
Bước 3: Nộp đơn đăng ký tới Cục sở hữu trí tuệ
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội ( địa chỉ tại 386 Đ. Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 4: Thẩm định đơn sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ
Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện các thủ tục thẩm định và công bố như sau:
- Thẩm định hình thức đơn: Đây là hoạt động để kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không:
+ Trường hợp đơn hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
- Công bố đơn: Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
- Thẩm định nội dung đơn: Thủ tục này được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung nhằm giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
- Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
- Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về vấn đề Đăng ký bảo hộ sáng chế trước khi bị sao chép, đạo nhái. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326
Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng./.
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022
- BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỒ SƠ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ NĂM 2022 TẠI BÁC NINH
- ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN WEBSITE TẠI QUẢNG NINH MỚI NHẤT NĂM 2022
- Cập nhật những quy định mới về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký bản quyền tác giả cho logo thương hiệu
- Ba điều cần biết trước khi đăng ký bản quyền tác giả
- Thuê người viết bài có vi phạm pháp luật không?
- Nhãn hiệu không phải nhãn hàng hoá - Một số khái niệm dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu