Đăng ký bản quyền sản phẩm năm 2021 như thế nào?
Mục lục
Khi tạo ra sản phẩm trải qua quy trình sản suất và đưa sản phẩm đó ra ngoài thị trường với mục tiêu kinh doanh thương mại, để hoàn toàn có thể bảo vệ được sản phẩm của mình, tránh bị bên thứ ba làm nhái, làm giả đồng thời có chính sách giải quyết và xử lý hành vi xâm phạm quyền so với bản quyền sản phẩm, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về “Đăng ký bản quyền sản phẩm năm 2021 như thế nào?”
Đăng ký bản quyền sản phẩm năm 2021 như thế nào?
1. Căn cứ pháp lý:
- Luật sỏ hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 23 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm như thế nào?
Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm như thế nào?
Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm gồm các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn hình thức đăng ký bảo hộ bản quyền sản phẩm
Khách hàng có thể lựa chọn đăng ký bản quyền cho sản phẩm của mình dưới các hình thức sau:
– Đăng ký tên tự đặt (tên gọi) cho sản phẩm của mình (hình thức đăng ký nhãn hiệu) cũng như mẫu mã thể hiện tem mác trên sản phẩm.
– Đăng ký hình dáng, dáng vẻ bên ngoài của sản phẩm (khi hình dáng này có sự khác biệt hay tiện ích nổi bật độc quyền của người sản xuất). Tên gọi chính xác của hình thức này chính là đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
– Tiến hành đăng ký kỹ thuật sản phẩm và công thức chế biến sản phẩm (khi công thức này do tác giả tự nghiên cứu và có cách làm đặc biệt). Hình thức này còn có tên gọi khác là đăng ký sáng chế.
Việc lựa chọn hình thức đăng ký bản quyền sản phẩm rất quan trọng để sản phẩm được bảo hộ 1 cách tốt nhất, có những sản phẩm chỉ đăng ký dưới 1 hình thức trong 03 hình thức nêu trên nhưng có những sản phẩm sẽ được đăng ký với nhiều hình thức khác nhau.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền cho sản phẩm
+ Hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm theo hình thức đăng ký nhãn hiệu bao gồm những tài liệu sau:
– 2 bản Tờ khai đăng ký nhãn hiệu của nhà nước
– Mẫu nhãn hiệu đăng ký (mẫu sản phẩm)
– Các tài liệu xác nhận quyền ưu tiên (khi người đăng ký bản quyền là người nước ngoài)
– Giấy uỷ quyền (người đăng ký được tác giả sản phẩm ủy quyền)
– Các chứng từ xác thực đã nộp phí đăng ký bản quyền sản phẩm
– Các giấy tờ khác liên quan để đăng ký: chứng minh thư/Đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu,
+ Hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm theo hình thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm những tài liệu sau:
– 2 bản Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp (theo mẫu)
– Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng ủy quyền
– Bộ Ảnh chụp sản phẩm (07 ảnh) bao gồm các ảnh trên, dưới, trái, phải, trước, sau và ảnh tổng thể
– Bản mô tả kiểu dáng sản phẩm bao gồm yêu cầu bảo hộ
– Các chứng từ xác thực đã nộp phí đăng ký
+ Hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm theo hình thức đăng ký sáng chế bao gồm những tài liệu sau:
– 2 bản Tờ khai đăng ký sáng chế (theo mẫu)
– Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng ủy quyền (theo mẫu do đơn vị dịch vụ cung cấp)
– Bản mô tả sáng chế có kèm theo hình vẽ (nếu có)
– Yêu cầu bảo hộ sáng chế
– Các chứng từ xác thực đã nộp phí đăng ký
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tới cơ quan đăng ký
Sau khi chuyển bị xong hồ sơ đăng ký bản quyền, chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả hoặc Cục sở hữu trí tuệ tùy thuộc vào từng đối tượng đăng ký để nộp tại cơ quan nào.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ đăng ký sau khi nộp đơn đăng ký
Hồ sơ đăng ký sau khi nộp sẽ sẽ được thẩm định trước về tính hợp lệ của hồ sơ, trường trường hợp thiếu xót, Cơ quan đăng ký sẽ yêu cầu người nộp đơn bổ sung hồ sơ đăng ký.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm đăng ký bản quyền
Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho chủ sở hữu đã nộp đơn đăng ký
Xem thêm: Đăng ký bản quyền cho Video
3. Đăng ký bản quyền sản phẩm ở đâu?
Đăng ký bản quyền sản phẩm ở đâu?
Đăng ký bản quyền sản phẩm sẽ phụ thuộc vào từng loại hình đăng ký sẽ có cơ quan chức năng thụ lý hồ sơ như sau:
(i) Địa chỉ Đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức sở hữu công nghiệp: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
– Trụ sở Hà Nội: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
– Văn phòng đại diện Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
– Văn phòng đại diện Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
(ii) Địa chỉ Đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức quyền tác giả: Cục bản quyền tác giả Việt Nam
– Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả
Địa chỉ: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Thành phố Hà Nội
Số điện thoại: (024) 38 234 304 – http://www.cov.gov.vn
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (028) 39 308 086
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Đà Nẵng
Địa chỉ: Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
Số điện thoại: (0236) 3 606 967
Xem thêm: Đăng ký bản quyền cho tác phẩm kiến trúc
4. Thời gian chủ sở hữu phải đăng ký bản quyền sản phẩm cho sản phẩm của mình
Thời gian chủ sở hữu phải đăng ký bản quyền sản phẩm cho sản phẩm của mình
Việc đăng ký bản quyền cho sản phẩm theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ là không bắt buộc. Tùy thuộc vào từng hình thức đăng ký mà pháp luật quy định thời gian đăng ký để bảo đảm được đáp ứng điều kiện bảo hộ.
Ví dụ: Nhãn hiệu (thương hiệu, logo) chủ sở hữu có thể nộp đơn bất kỳ thời điểm nào mà chủ sở hữu muốn nhưng sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp sẽ quy định sản phẩm chỉ được bảo hộ kiểu dáng, sáng chế nếu đáp ứng được điều kiện tính mới (sản phẩm phải chưa được công bố trước thời điểm nộp đơn). Do đó, với sáng chế, kiểu dáng sẽ không được bảo hộ nếu chủ sở hữu đã đưa sản phẩm ra thị trường trước thời điểm nộp đơn đăng ký.
(i) Thời gian đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức sở hữu công nghiệp
– Thời gian thẩm định hình thức: từ 01 – 02 tháng từ ngày nhận đơn
– Công bố đơn đăng ký của khách hàng trong thời gian 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ
– Quá trình thẩm định nội dung có thể từ 13 – 15 tháng kể từ ngày công bố (đối với đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu), 08 – 12 tháng kể từ ngày công bố (đối với đăng ký dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp) và 24 – 28 tháng kể từ ngày công bố (đối với đăng ký dưới hình thức sáng chế)
(ii) Thời gian đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức quyền tác giả
Thời gian đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức quyền tác giả là 15 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký bản quyền Website tại Quảng Ninh
Trên đây là những thông tin về "Đăng ký bản quyền sản phẩm năm 2021?" Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83
Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022
- BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỒ SƠ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ NĂM 2022 TẠI BÁC NINH
- ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN WEBSITE TẠI QUẢNG NINH MỚI NHẤT NĂM 2022
- Cập nhật những quy định mới về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký bản quyền tác giả cho logo thương hiệu
- Ba điều cần biết trước khi đăng ký bản quyền tác giả
- Thuê người viết bài có vi phạm pháp luật không?
- Nhãn hiệu không phải nhãn hàng hoá - Một số khái niệm dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu