Đăng ký bản quyền Fomat chương trình năm 2021
Mục lục
Để đăng ký bản quyền format chương trình thì tác giả hoặc chủ sở hữu cần được trang bị kiến thức pháp luật một cách đầy đủ nhất nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới quyền của bản thân. Vậy thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền format chương trình năm 2021 được thực hiện như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật Doanh trí tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Đăng ký bản quyền Fomat chương trình năm 2021
I. Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006;
- Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010;
- Luật số 42/2019/QH14 ngày 14/06/2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019;
- Thông tư số 211/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;
- Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
II. Format chương trình là gì?
Format chương trình là gì?
Format chương trình, hay còn gọi kịch bản chương trình, là một văn bản ghi lại chi tiết tất cả các yếu tố làm nên một chương trình bao gồm thể loại, hình thức, nội dung, thời lượng, khách mời, người dẫn chương trình,… Nói cách khác, format chương trình được coi là tác phẩm được thể hiện dưới dạng chữ viết. Như vậy, format chương trình là loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể là “Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc chữ ký khác.”
Xem thêm: Đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc
III. Hồ sơ đăng ký bản quyền format chương trình
Hồ sơ đăng ký bản quyền format chương trình
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (Mẫu số 01 và 02 theo Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan);
- 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao định hình đối tượng đăng ký liên quan;
- Giấy ủy quyền (trong trường hợp người nộp đơn là người được ủy quyền);
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (trong trường hợp người nộp đơn được thừa kế, chuyển giao, kế thừa quyền đó);
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (trong trường hợp tác phẩm có nhiều tác giả);
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của tác giả của tác phẩm
- Bản sao đăng ký kinh doanh/ quyết định thành lập của chủ sở hữu tác phẩm (trong trường hợp là pháp nhân).
Xem thêm: Sản phẩm nào bị cấm đăng ký bản quyền
IV. Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền format chương trình
Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền format chương trình
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký (tác giả hoặc chủ sở hữu chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo như mục III)
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả
Địa chỉ:
+ Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
+ Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 06, Quận 03, TP. Hồ Chí Minh.
+ Đà Nẵng: 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Bước 3: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả và chờ kết quả
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, chủ sở hữu (hoặc tác giả) theo dõi hồ sợ và bổ sung, sữa chữa (nếu cần thiết). Cục Bản quyền tác giả sẽ xem xét hồ sơ trong vòng 15 ngày làm việc:
- Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận quyền đăng ký tác giả cho người nộp đơn.
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là 100.000 VNĐ (Việt Nam đồng) theo Thông tư số 29/2009/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả;- Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì sẽ gửi văn bản thông báo nêu rõ lý do từ chối cho người nộp đơn.
Xem thêm: Đăng ký bản quyền hình ảnh
Trên đây là những thông tin về Đăng ký bản quyền format chương trình năm 2021. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83
Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022
- BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỒ SƠ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ NĂM 2022 TẠI BÁC NINH
- ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN WEBSITE TẠI QUẢNG NINH MỚI NHẤT NĂM 2022
- Cập nhật những quy định mới về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký bản quyền tác giả cho logo thương hiệu
- Ba điều cần biết trước khi đăng ký bản quyền tác giả
- Thuê người viết bài có vi phạm pháp luật không?
- Nhãn hiệu không phải nhãn hàng hoá - Một số khái niệm dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu