Công ty có vốn đầu tư nước ngoài chịu các loại thuế nào tại Việt Nam
Mục lục
Để thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đã có nhiều loại công cụ chính sách được Nhà nước sử dụng. Bên cạnh những ưu đãi về thuế thu hút doanh nghiệp FDI, có rất nhiều người thắc mắc về những loại thuế mà doanh nghiệp FDI phải chịu. Để giúp quý khách hàng nắm rõ được những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này. Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi đến quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Công ty có vốn đầu tư nước ngoài chịu các loại thuế nào tại Việt Nam”.
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Đầu tư 2020;
- Luật thuế giá trị gia tăng 2008;
- Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Khái niệm
Công ty 100% vốn nước ngoài là loại hình doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam do 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài góp vốn thành lập công ty, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân sau khi được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Các loại thuế mà công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải chịu tại Việt Nam
Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nước ngoài
- Các doanh nghiệp cần thuê sưởng tại Việt nam sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là loại thuế Việt Nam đánh vào phần thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh và phần thu nhập khác của doanh nghiệp như thu nhập từ việc chuyển nhượng tài sản và các quyền tài sản...
- Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Thuế thu nhập DN phải nộp = {Doanh thu - Các khoản chi phí trừ - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được chuyển kết từ năm trước} x Thuế suất.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp phải nộp được tính theo phương pháp mà doanh nghiệp lựa chọn ban đầu.
- Phương pháp khấu trừ thuế
Thuế GTGT phải nộp = (Giá tính thuế hàng hóa, dịch vụ bán ra x Thuế suất thuế GTGT) - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Tùy theo đối tượng hàng hóa, dịch vụ mà mức thuế suất thuế GTGT khác nhau: 0%, 5%, 10%.
- Phương pháp tính trực tiếp
Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu.
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế Giá trị gia tăng x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu.
Thuế xuất nhập khẩu
- Trường hợp mặt hàng áp dụng thuế theo %, Thuế xuất nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu nhân với giá tính thuế và nhân với thuế suất.
- Trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối, thuế xuất nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu nhân với mức thuế tuyệt đối nhân với tỷ giá tính thu.
Thuế môn bài
Thuế môn bài là thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp. Thuế môn bài thu hằng năng, mức thuu theo bậc dựa vào vốn đăng ký kinh doanh hoặc doanh thu một năm của doanh nghiệp. Từ ngày 1/1/2017, “thuế môn bài” được thay bằng “lệ phí môn bài” theo công văn 5633/TCT-CS ban hành ngày 29/12/2015.
Một số loại thuế khác như: Thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, thuế tiêu thụ đặc biệt.
4. Những ưu đãi đầu tư đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Áp dụng mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Ưu đãi về thuế nhập khẩu: miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư.
- Ưu đãi về đất đai: Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.
- Các dự án đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư gồm:
+ Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư hoặc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư được quy định tại Phụ lục I – Nghị định 118/2015/NĐ-CP;
+ Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được quy định tại Phụ lục II – Nghị định 118/2015/NĐ-CP;
+ Dự án có quy mô vốn từ 6000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư;
+ Dự án đầu tư tại vùng nông thôn có sử dụng từ 500 lao động trở lên (không bao gồm lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng);
+ Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.
- Đối với dự án đầu tư được hưởng nhiều mức ưu đãi đầu tư khác nhau thì được áp dụng mức ưu đãi cao nhất.
Trên đây là những thông tin về “Công ty có vốn đầu tư nước ngoài chịu các loại thuế nào tại Việt Nam”. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83
Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau ly hôn được thực hiện như thế nào tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân như thế nào
- Thủ tục đăng ký kết hôn lại tại Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình không có giấy tờ nhà đất tại Hà Nội năm 2022
- Quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng mới nhất năm 2022
- Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mới nhất năm 2022
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại
- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận mã số mã vạch
- CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GIẤY TỜ GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
- THỦ TỤC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 2023
- Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gồm những gì
- Thủ tục hồ sơ xin visa (thị thực) Việt Nam