Đang gửi...

Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Lượt xem 3615
Hiện nay, căn cứ vào tình hình hợp tác kinh doanh, chủ sở hữu một nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ hoàn toàn có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho các chủ thể khác. Vậy việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu thực chất là gì? Làm thế nào để chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu?

Mục lục

Hiện nay, căn cứ vào tình hình hợp tác kinh doanh, chủ sở hữu một nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ hoàn toàn có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho các chủ thể khác. Vậy việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu thực chất là gì? Làm thế nào để chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu? Luật Doanh Trí xin phép được giới thiệu tới Quý khách hàng các thông tin cơ bản về việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là gì?

Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ quy định cụ thể:

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.”

Như vậy, việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép các chủ thể khác được sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi quyền sử dụng của mình trên một vùng lãnh thổ xác định và trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận của các bên. Việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu được căn cứ dựa trên Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ. Nói cách khác, để có thể tiến hành việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, chủ sở hữu phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để xác lập quyền sở hữu hợp pháp cho mình.

Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp)

2. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá (hay còn gọi là hợp đồng Li-xăng) là hợp đồng xác lập việc chủ nhãn hiệu chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cho bên còn lại. Hợp đồng này có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, tuy nhiên, hợp đồng li-xăng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ và sẽ mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của bên giao bị chấm dứt.

  • Các loại hợp đồng sử dụng nhãn hiệu

Theo Điều 143, Luật Sở hữu Trí tuệ quy định về Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thì hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm các dạng sau đây:

- Hợp đồng độc quyền: đây là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;

- Hợp đồng không độc quyền: đây là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;

- Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp: đây là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

Tương tự đối với việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, các bên cũng có thể tiến hành ký kết hợp đồng độc quyền, hợp đồng không độc quyền hoặc hợp đồng thứ cấp theo thỏa thuận của các bên.

  • Nội dung hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền: Điều khoản này nhằm xác nhận và định danh các chủ thể của hợp đồng. Ngoài ra, các bên cũng cần tìm hiểu sự chính xác của các thông tin đối tác đưa ra để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng.

- Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng: Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng  là Văn bằng bảo hộ đã được cấp cho Bên chuyển quyền (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu); quyết định đăng ký nhãn hiệu theo Thoả ước Maldrid, quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc Hợp đồng li xăng độc quyền (đối với hợp đồng thứ cấp). Nói khác đi, đây là điều khoản đảm bảo đảm bảo sự tồn tại của quyền sở hữu trí tuệ, quyền được bảo hộ bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Dạng hợp đồng: Xác định theo các loại hợp đồng cụ thể.

- Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ: Cần xác định rõ phạm vi chuyển giao, trước hết là xác định đối tượng chuyển giao cho chủ thể nhận. Đối tượng chuyển giao được xác định bằng giới hạn quyền sử dụng và giới hạn đối tượng sở hữu công nghiệp. Bên cạnh đó, cần xác định phạm vi lãnh thổ mà đối tượng được bên chuyển giao bảo đảm cho Bên nhận không bị tranh chấp với bên thứ ba cũng như có các quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ bởi Nhà nước. Thông thường, lãnh thổ này là lãnh thổ một quốc gia cụ thể nhưng cũng không loại trừ khả năng thoả thuận bảo hộ trên lãnh thổ rộng lớn hơn.

- Thời hạn hợp đồng: Theo quy định pháp luật, thời hạn này phải nằm trong thời hạn bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, nếu đây là hợp đồng chuyển giao thứ cấp thì thời hạn này nằm trong thời hạn hợp đồng chuyển giao độc quyền trên thứ cấp.

- Giá chuyển giao quyền sử dụng: Đây chính là việc xác định giá trị của đối tượng sở hữu công nghiệp trong thời gian chuyển giao. Giá chuyển giao và phương thức thanh toán như thế nào đều do các bên thoả thuận

- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền: Các bên có thể thoả thuận về mọi vấn đề tuy nhiên phải ghi nhớ những quy định bắt buộc của pháp luật nước sở tại để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng.

  • Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữ công nghiệp nói chung, chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu nói riêng bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định.
  • Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng.
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu)
  •  Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung.
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  • Giấy ủy quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.

Trên đây là một số thông tin về việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (li-xăng nhãn hiệu). Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ trực tiếp Luật Doanh Trí.

Hotline: 0962.515.363 hoặc Email: [email protected]

Luật Doanh Trí hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách!

Bài viết ngày được thực hiện bởi: adconline

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải