CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU NHẬP KHẨU MỚI NHẤT NĂM 2022 TẠI VIỆT NAM
Mục lục
Sản phẩm nhập khẩu là các sản phẩm được sản xuất từ quốc gia khác và được nhập qua cửa khẩu Việt Nam hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Vậy để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nhập khẩu cần làm những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho đọc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Cơ sở pháp lý.
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2019 (LSHTT 2019);
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hưỡng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết hưỡng dẫn một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Thông tư 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 103/2006/NĐ-CP về Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và 18/2011/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
- Thông tư 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về Sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT- BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013.
2. Điều kiện đăng ký nhãn hiệu sản phẩm nhập khẩu.
- Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 Điều 87 LSHTT 2019 quy định về Quyền đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm do người khác sản xuất như sau:
“Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.”
- Thứ hai, điều kiện đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm nhập khẩu được quy định tại Điều 72 LSHTT 2019, cụ thể như sau:
" Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm nhập khẩu.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm nhập khẩu:
- 02 Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN);
- Mẫu nhãn hiệu muốn đăng ký bảo hộ (12 mẫu nhãn);
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn…);
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế, gồm một (01) bản;
- Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó;
- Bản gốc giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
- Chứng từ nộp phí nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Địa chỉ đăng kí nhãn hiệu sản phẩm nhập khẩu:
- Tại Hà Nội: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.
- Tại thành phố Đà Nẵng: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Thời gian xử lí nhãn hiệu sản phẩm nhập khẩu:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng
- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
- Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Trình tự đăng kí nhãn hiệu sản phẩm nhập khẩu:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ như đã nêu trên.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
- Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
Bước 4: Nhận kết quả.
Trên đây là những thông tin về vấn Cách thức đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2022 tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326
Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng./.
Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022
- BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỒ SƠ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ NĂM 2022 TẠI BÁC NINH
- ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN WEBSITE TẠI QUẢNG NINH MỚI NHẤT NĂM 2022
- Cập nhật những quy định mới về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký bản quyền tác giả cho logo thương hiệu
- Ba điều cần biết trước khi đăng ký bản quyền tác giả
- Thuê người viết bài có vi phạm pháp luật không?
- Nhãn hiệu không phải nhãn hàng hoá - Một số khái niệm dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu