CÁC THỦ TỤC CẦN THỰC HIỆN SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2022
Mục lục
I. Nộp hồ sơ kê khai thuê ban đầu
1. Hồ sơ khai thuế ban đầu gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký thực hiện hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn;
- Bảng đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định;
- Quyết định bổ nhiệm kế toán;
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
- Tờ khai lệ phí môn bài (tùy quận);
- Phiếu đăng ký thông tin doanh nghiệp (tùy quận);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy tờ chứng thực của đại diện pháp luật (photo hoặc sao y - tuỳ quận);
- Giấy uỷ quyền (trường hợp uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ).
2. Thủ tục đăng ký, kê khai thuế ban đầu
a. Khi có đầy đủ giấy tờ cần thiết phía trên, doanh nghiệp cần mang hồ sơ ra nộp tại chi cục thuế quận nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp do cục thuế quản lý thì nộp hồ sơ tại cục thuế tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Lưu ý, doanh nghiệp cần làm 2 bản hồ sơ để nộp: 1 bản để cơ quan thuế lưu, 1 bản để doanh nghiệp mang về sau khi đóng dấu đã nhận hồ sơ đầy đủ.
Doanh nghiệp có thể tự kiểm tra cơ quan quản lý thuế của mình thông qua trang web của Tổng cục thuế.
Tùy chi cục thuế mà hồ sơ của doanh nghiệp sẽ được giải quyết ngay trong ngày làm việc hoặc 2-3 ngày sau đó.
b. Trước khi nộp hồ sơ trên đến chi cục thuế quận, doanh nghiệp cần hoàn tất các thủ tục sau:
- Treo bảng hiệu tại trụ sở công ty: Bảng hiệu phải thể hiện đầy đủ các thông tin như tên công ty, mã số thuế công ty, địa chỉ trụ sở chính. Người quản lý thuế sẽ đến trụ sở để kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp và bảng hiệu đã treo đầy đủ hay chưa;
- Mua chữ ký số (chứng thư số/token): Bắt buộc. Chữ ký số này để nộp tờ khai lệ phí môn bài trên trang web của Tổng cục thuế;
- Mở tài khoản ngân hàng công ty, nộp tiền vào tài khoản. Sau đó dùng chữ ký số trích tiền trong tài khoản để nộp tiền lệ phí môn bài vào kho bạc nhà nước.
II. Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
Việc mở tài khoản ngân hàng sẽ mang lại nhiều sự thuận tiện trong việc thực hiện các giao dịch phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Hồ sơ mở tài khoản có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của ngân hàng mà doanh nghiệp lựa chọn để mở tài khoản. Ngoài ra, một doanh nghiệp có thể mở nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp.
a. Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho công ty/ doanh nghiệp mới thành lập.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để mở tài khoản ngân hàng;
Hồ sơ bao gồm:
- Bản sao gấy phép đăng ký kinh doanh ( 01 bản)
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc do người đại diện pháp luật ký và đóng dấu ( 01 bản)
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng do người đại diện pháp luật ký và đóng dấu ( 01 bản)
- Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật ( 01 bản)
- Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của kế toán trưởng ( 01 bản)
- Thông báo chấp thuận mẫu dấu ( 01 bản)
- Giấy đăng ký mở tài khoản (theo mẫu của từng ngân hàng) ( Mẫu này các bạn đến ngân hàng xin và điền theo chỉ dẫn)
Bước 2: Mang hồ sơ đã soạn ở bước 1, con dấu công ty đến ngân hàng và hoàn tất thủ tục theo hưỡng dẫn của ngân hàng.
Bước 3: Nhận mã số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đóng tiền ký quỹ trong tài khoản ngân hàng, số tiền tùy theo từng ngân hàng quy dịnh ( Thường là 1 triệu đồng)
Sau khi có tài khoản ngân hàng doanh nghiệp phải thông báo số tài khoản ngân hàng lên sở KHĐT.
b. Thủ tục thông báo tài khoản ngân hàng lên sở KHĐT.
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ;
Hồ sơ bao gồm: Điền thông thông báo tin tài khoản ngân hàng ( Theo mẫu II-1) ( Người đại diện pháp luật ký tên và đóng dấu).
Bước 2: Scan hồ sơ ở bước 1
Bước 3: Tiến hành đăng ký thông báo tài khoản ngân hàng qua mạng điện tử.
- Truy cập website cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại : dangkykinhdoanh.gov.vn để tạo tài khoản.
- Sử dụng tài khoản đã đăng ký tiến hành nộp hồ sơ ( hồ sơ scan);
- Khi việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đã thành công thì in giấy biên nhận hồ sơ đã hợp lệ.
Bước 4: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ghi trên thông báo Hồ sơ đăng ký qua mạng hợp lệ, doanh nghiệp mang toàn bộ hồ sơ gốc ( đã scan) nộp cho Sở kế hoạch và đầu tư để nhận “ Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh do sở kế hoạch đầu tư cấp.”
III. Mua chữ ký số cho doanh nghiệp
Chữ ký số, chữ ký điện tử hay token với hình dáng giống usb, được xem như công cụ điện tử quan trọng của doanh nghiệp để thực hiện các thủ tục, hồ sơ qua mạng như ký hợp đồng online, giao dịch qua ngân hàng, bảo hiểm xã hội… mà không cần mất thời gian đi lại, in ấn, đóng dấu...
Tương tự như tài khoản ngân hàng, một doanh nghiệp có thể dùng nhiều chữ ký số nhưng một chữ ký số chỉ dùng cho một doanh nghiệp
IV. Gắn bảng hiệu tại trụ sở công ty
-Theo khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tiến hành làm bảng hiệu và gắn bảng hiệu tại trụ sở công ty là công việc cần làm.
- Việc doanh nghiệp không thực hiện treo bảng hiệu tại trụ sở công ty có thể bị phạt hành chính từ 30.000.000đ – 50.000.000đ theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
V. Làm thủ tục phát hành hóa đơn
Hóa đơn GTGT (hay còn gọi là hóa đơn VAT) và hóa đơn bán hàng trực tiếp có thể sử dụng hình thức hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy. Dù doanh nghiệp sử dụng loại hóa đơn nào thì vẫn phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Đối với hóa đơn giấy: Sau khi làm thủ tục đặt in hóa đơn GTGT, được sự đồng ý từ cơ quan thuế trực tiếp quản lý, doanh nghiệp mới tiến hành liên hệ đơn vị in hóa đơn và phát hành.
- Đối với hóa đơn điện tử: Sau khi hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được duyệt (khoảng 2 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ), hóa đơn xuất ra mới có giá trị sử dụng. Hồ sơ bao gồm:
+ Quyết định sử dụng hóa đơn;
+ Thông báo phát hành hóa đơn;
+ Hóa đơn mẫu.
Theo Thông tư 68/2019/TT-BTC, hạn cuối bắt buộc doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử là ngày 01/11/2020. Các đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử uy tín như Viettel, Viettak, Misa, BKAV, VNPT…
- Lưu ý: Để thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử, doanh nghiệp phải có:
+ Chữ ký số (token);
+ Phần mềm HTKK để làm thông báo phát hành hóa đơn điện tử và kết xuất XML;
+ Quyết định sử dụng hóa đơn và hóa đơn mẫu scan đính kèm file word để nộp qua mạng.
VI. Đăng ký khấu hao tài sản cố định
- Khấu hao tài sản cố định: Là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
- Khấu hao tài sản cố định liên quan đến việc hao mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.
- Thời gian khấu hao tài sản cố định
Thời gian khấu hao tài sản cố định: Là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao tài sản cố định để thu hồi vốn đầu tư tài sản cố định.
- Mục đích khấu hao tài sản cố định
Việc khấu hao tài sản cố định có mục đích tái tạo lại số vốn sản xuất mở rộng hoặc sản xuất giản đơn tài sản cố định. Phần giá trị hao mòn sẽ được chuyển giao vào giá trị của sản phẩm sẽ được xem là một yếu tố của chi phí sản xuất được thể hiện dưới hình thức gọi là tiền khấu hao tài sản cố định.
Khi sản phẩm được tiêu thụ, tiền khấu hao sẽ được tích lũy thành quỹ khấu hao cố định cho doanh nghiệp. Quỹ này rất quan trọng trong các hoạt động sản xuất hoặc mở rộng những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng tiền quỹ này vào các mục đích vốn kinh doanh của mình
- Một số lưu ý cho doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.
+ Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.
+ Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. – Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
VII. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn
Đối với các thông tin còn thiếu trong quá trình đăng ký thành lập công ty như giấy phép con hay chứng chỉ hành nghề (đối với các mã ngành kinh doanh có điều kiện), doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện để tránh bị xử phạt trong trường hợp có đoàn thanh tra.
Đồng thời, đối với các loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh… phải thực hiện đúng cam kết góp vốn trong thời hạn quy định 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh. Trường hợp sau khi thành lập, có các phát sinh không mong muốn gây ảnh hưởng đến tài chính và thời hạn cam kết góp vốn, doanh nghiệp phải thực hiện làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ.
VIII. Tham gia bảo hiểm cho người lao động
Doanh nghiệp phải thực hiện việc nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động chính thức. Đây là trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng lao động.
Thành phần hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020);
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020);
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN (Mẫu D02-LT ban hành kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-BHXH ngày 18/08/2020).
Trên đây là những thông tin về “Các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp mới nhất năm 2022”. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Hotline: 024 88 83 83 83
Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng./.
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau ly hôn được thực hiện như thế nào tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân như thế nào
- Thủ tục đăng ký kết hôn lại tại Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình không có giấy tờ nhà đất tại Hà Nội năm 2022
- Quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng mới nhất năm 2022
- Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mới nhất năm 2022
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại
- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận mã số mã vạch
- CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GIẤY TỜ GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
- THỦ TỤC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 2023
- Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gồm những gì
- Thủ tục hồ sơ xin visa (thị thực) Việt Nam