Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có được đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam không?
Mục lục
Có rất nhiều bạn gửi câu hỏi về cho Luật Doanh Trí có thắc mắc về vấn đề: “Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có được đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam hay không?”
Luật Doanh Trí xin đưa ra câu trả lời cho thắc mắc của các bạn như sau: Cá nhân, pháp nhân nước ngoài được đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam, cụ thể là theo các căn cứ mà Luật Doanh Trí sẽ trình bày bên dưới đây:
1. Về nguyên tắc bảo hộ
- Khoản 2 Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: Chủ thể có quyền đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam bao gồm:
“Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
- Từ quy định trên, nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài được chia làm 2 trường hợp như sau.
+ TH1: Tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp này; phải áp dụng quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để điều chỉnh việc bảo hộ quyền tác giả. Hiện nay Việt Nam là thành viên của những điều ước quốc tế như: Công ước Bern; Hiệp định giữa Việt Nam và Hoa Kỳ…
+ TH2: Trường hợp nếu không có điều ước quốc tế điều chỉnh thì pháp luật Việt Nam sẽ tiến hành bảo hộ trong các trường hợp sau:
● Tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam.
● Tác phẩm được công bố tại Việt Nam sau thời hạn 30 ngày; kể từ khi tác phẩm được công bố ở quốc gia khác.
2. Các quy định cụ thể
Công ước Bern có hiệu lực ở Việt Nam từ năm 2004. Vì vậy mọi vấn đề liên quan đến quyền tác giả; đặc biệt là quyền tác giả có yếu tố nước ngoài phải tuân theo Công ước này. Về nguyên tắc, vì điều ước quốc tế luôn được ưu tiên áp dụng đầu tiên nên nội dung trong bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài chủ yếu nằm trong Công ước này.
Công ước Bern bao gồm những vấn đề sau:
- Nguyên tắc bảo hộ tự động: Quyền tác giả của tổ chức, cá nhân nước ngoài phát sinh ngay khi tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục đăng ký nào. Nội dung nguyên tắc này cũng đã được cụ thể hóa trong Luật sở hữu trí tuệ 2005.
- Nguyên tắc đối xử quốc gia: Nguyên tắc này được hiểu là Việt Nam sẽ phải dành sự bảo hộ cho tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học của công dân quốc gia thành viên như là đối với công dân Việt Nam. Tức luật Việt Nam bảo hộ tác phẩm của công dân mình như thế nào thì phải bảo hộ như thế đối với công dân quốc gia khác cũng là thành viên của Công ước.
Do đó, tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam và sẽ được hưởng quyền tác giả (bao gồm quyền tài sản, quyền nhân thân) như tác giả là công dân Việt Nam.
+ Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
● Đặt tên cho tác phẩm.
● Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
● Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
● Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; không cho người khác sửa chữa; cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
+ Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
● Làm tác phẩm phái sinh.
● Biểu diễn tác phẩm trước công chúng.
● Sao chép tác phẩm.
● Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
● Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
● Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh; chương trình máy tính.
- Nguyên tắc bảo hộ độc lập: Các tổ chức, cá nhân của quốc gia là thành viên của Công ước sẽ được hưởng quyền tác giả tại Việt Nam. Thậm chí kể cả khi chúng không được bảo hộ tại quốc gia gốc.
- Đối với tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ quốc gia nào; hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác thì sẽ được bảo hộ quyền tác giả (trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ). Quy định nhằm được áp dụng đối các tổ chức, cá nhân không là thành viên của Công ước Bern; mà vẫn được hưởng quyền tác giả tại Việt Nam; giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ.
Nếu Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền tác giả, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí qua các hình thức sau:
Hotline: 0911.233.955
Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Bài viết ngày được thực hiện bởi: kieulinh
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022
- BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỒ SƠ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ NĂM 2022 TẠI BÁC NINH
- ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN WEBSITE TẠI QUẢNG NINH MỚI NHẤT NĂM 2022
- Cập nhật những quy định mới về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký bản quyền tác giả cho logo thương hiệu
- Ba điều cần biết trước khi đăng ký bản quyền tác giả
- Thuê người viết bài có vi phạm pháp luật không?
- Nhãn hiệu không phải nhãn hàng hoá - Một số khái niệm dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu