Đang gửi...

Bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Lượt xem 299
Việc bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Mục lục

Nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng trong cả lĩnh vực sở hữu công nghiệp và trên thị trường thương mại. Nhãn hiệu được sử dụng nhằm mục đích xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ và nhằm phân biệt những hàng hóa, dịch vụ này với các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hay bán bởi các chủ thể khác.

1. Khái niệm nhãn hiệu

         Theo pháp luật nhãn hiệu EU, “nhãn hiệu có thể bao gồm bất kì dấu hiệu nào có thể được trình bày một cách vật chất và riêng biệt dưới dạng từ ngữ, bao gồm tên riêng, các thiết kế, chữ cái, con số, hình dáng hay bao bì hàng hóa, có khả năng phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một chủ thể này với hàng hóa hay dịch vụ của các chủ thế khác”.

         Theo quan điểm của luật Việt Nam, nhãn hiệu được định nghĩa là “dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” (khoản 16 Điều 4 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009)).

         Như vậy, dưới góc độ chung nhất thì nhãn hiệu có thể hiểu là bất kì dấu hiệu nào có thể nhận biết được (từ ngữ, tên gọi, chữ cái, con số, biểu tượng, thiết kế, hình vẽ, kiểu dáng bao bì hàng hóa,...) để xác định và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau. 

2. Phân loại nhãn hiệu

         Hiện nay, trên thế giới có một số loại nhãn hiệu phổ biến là:

- Nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

- Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

- Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu đó cho phép các chủ thể khác sử dụng để chứng nhận các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Nhãn hiệu liên kết: là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

- Nhãn hiệu nổi tiếng: là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi.

3. Các dấu hiệu có thể dùng làm nhãn hiệu

        Hầu như bất kì dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác đều được dùng làm nhãn hiệu hàng hóa. Nếu tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc dấu hiệu phải phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác, thì các kiểu và các loại dấu hiệu sau có thể được xem xét, cụ thể: từ ngữ, chữ cái và số, các yếu tố hình họa, sự kết hợp giữa các dấu hiệu nói trên, nhãn hiệu màu, các dấu hiệu ba chiều, các dấu hiệu thính giác (nhãn hiệu âm thanh), các nhãn hiệu khứu giác (nhãn hiệu mùi vị) và các dấu hiệu không nhìn thấy được bằng mắt thường khác (các dấu hiệu được nhận biết bằng xúc giác).

        Tuy nhiên, các quốc gia có thể đặt ra các hạn chế hay loại trừ đối với việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại quốc gia mình. Phần lớn các quốc gia cho phép đăng kí các dấu hiệu thể hiện dạng đồ họa bới tính hữu hình và có thể được ghi chép, kiểm soát được. Ngược lại, một số dấu hiệu như dấu hiệu thính giác, mùi vị thường không được chấp nhận bảo hộ do quá khó để có thể ghi nhận hay công bố thông qua tờ công báo.

4. Các tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu

       Một dấu hiệu muốn được coi là nhãn hiệu hàng hóa phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được chuẩn hóa trên toàn thế giới. Nhìn chung, có hai loại điều kiện khác nhau được xác định, bao gồm:

        - Điều kiện liên quan đến chức năng cơ bản của nhãn hiệu hàng hóa, cụ thể là chức năng phân biệt nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Theo đó, một nhãn hiệu phải đảm bảo khả năng phân biệt với các nhãn hiệu khác của cùng một loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Khả năng phân biệt này thể hiện ở tính độc đáo, đồng thời không thuộc các trường hợp không có khả năng phân biệt.

          - Điều kiện liên quan tới các hậu quả mà nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ có thể gây ra, như phải đảm bảo không gây hiểu lầm, không có tính lừa dối và không vi phạm tới trật tự công cộng hay đạo đức xã hội.

         Bên cạnh đó, một nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi tiến hành đăng kí và được cấp giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu bởi cơ quan có thẩm quyền.

 

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Luật Doanh Trí.

Hotline: 0373 070 397 hoặc Email: [email protected]

Vui lòng xem thêm dịch vụ khác tại Luật Doanh Trí.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: adconline

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải