BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022
Mục lục
I. Căn cứ pháp lý.
- Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
- Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
II. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia bảo hiểm xã hội khi nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau: Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ. Do đó, người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội quy định chi tiết về điều kiện để người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội tại Việt Nam: Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
III. Chế độ bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài:
- Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
- Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này tính trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định này.
IV. Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài.
Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về mức đóng và tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài được quy định như sau:
– Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội đối với người nước ngoài:
+ Người sử dụng lao động sẽ trích đóng tổng cộng là 3,5%, trong đó 3% vào quỹ ốm đau, thai sản và 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp, không tham gia đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.
+ Người lao động nước ngoài sẽ không phải trích phần trăm lương để tham gia đóng vào các quỹ nêu trên.
Ngoài ra, bắt đầu từ ngày 1/1/2022, tỷ lệ tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ được điều chỉnh như sau:
+ Người sử dụng lao động sẽ trích đóng 17,5%, trong đó 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất.
+ Người lao động nước ngoài sẽ trích 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Căn cứ tại khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).
V. Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài.
Người nước ngoài tham gia đóng bảo hiểm xã hội cần được thực hiện theo trình tự thủ tục sau đây:
- Khi phát sinh lao động nước ngoài phải đóng bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
+ Biểu mẫu TK3-TS về tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin được ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH;
+ Mẫu D02-LT là danh sách kê khai báo tăng lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội.
- Đối với người lao động nước ngoài khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ chuẩn bị mẫu TK1-TS để kê khai và chỉ được sử dụng khi chưa được cấp mã Bảo hiểm xã hội
Nếu Quý khách hàng mong muốn được giúp đỡ và sử dụng dịch vụ tư vấn về bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Doanh Trí. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất.
Xin vui lòng liên hệ theo hình thức sau :
Hotline: 024 88 83 83 83
Email: luatdoanhtri @gmail.com
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng.
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau ly hôn được thực hiện như thế nào tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân như thế nào
- Thủ tục đăng ký kết hôn lại tại Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình không có giấy tờ nhà đất tại Hà Nội năm 2022
- Quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng mới nhất năm 2022
- Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mới nhất năm 2022
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại
- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận mã số mã vạch
- CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GIẤY TỜ GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
- THỦ TỤC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 2023
- Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gồm những gì
- Thủ tục hồ sơ xin visa (thị thực) Việt Nam