Đang gửi...

BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 10

Lượt xem 751
Một số văn bản pháp luật liên quan đến nhiều mặt trong cuộc sống vừa được ban hành và có hiệu lực. Chúng ta cùng điểm qua một vài điểm đáng chú ý nhé!

Mục lục

 Một số văn bản pháp luật liên quan đến nhiều mặt trong cuộc sống vừa được ban hành và có hiệu lực.
Bao gồm: 

1. Nghị định 129/2020/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam
yes Hiệu lực: 10/12/2020
2. Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế
 yes Hiệu lực: 05/12/2020
3. Nghị định 124/2020/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại
 yes Hiệu lực: 10/12/2020
4. Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
 yes Hiệu lực: 05/12/2020
5. Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

1.Nghị định 129/2020/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Nghị định 129/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam.

Công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mua bán nợ Việt Nam được chuyển nợ thành vốn góp

Ngày 27/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 129/2020/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

 

Theo đó, Công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mua bán nợ Việt Nam được mua các khoản nợ trong nước và nước ngoài, tài sản của các tổ chức, cá nhân thông qua một trong ba hình thức sau: mua theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thỏa thuận trực tiếp với chủ nợ, chủ tài sản; tham gia đấu thầu, đấu giá mua nợ và tài sản.

 

Ngoài ra, các khoản nợ được Công ty Mua bán nợ Việt Nam xử lý, tiếp nhận bằng các hình thức: Thu hồi nợ trực tiếp, từ bên nợ và các bên có liên quan bằng tiền, tài sản, các công cụ nợ; Nhận chuyển giao nghĩa vụ trả nợ từ bên nợ sang bên thứ ba; Chuyển nợ thành vốn góp tại doanh nghiệp; Cơ cấu lại nợ bằng cách điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh lãi suất khoản nợ; Thu nợ có chiết khấu;…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp tái cơ cấu do Công ty Mua bán nợ Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ có phương án sản xuất kinh doanh, phương án sử dụng vốn khả thi và hiệu quả thì được xem xét hỗ trợ. Công ty Mua bán nợ Việt Nam có thể xem xét chuyển nhượng vốn hình thành từ hoạt động chuyển nợ thành vốn góp; chuyển nhượng vốn kèm nợ phải thu.​​​​​​

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2020.

2.Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế

Theo đó, Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế áp dụng đối với việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, trừ nội dung quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, áp dụng hóa đơn, chứng từ, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về thuế và hóa đơn, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

 

Cũng theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, đối với các khoản thuế được miễn, giảm, không thu, xóa nợ phát sinh trước ngày 01/7/2020 thì tiếp tục xử lý theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2006 đã được sửa đổi tại Luật số 21/2012/QH13, Luật số 71/2014/QH13, Luật số 106/2016/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

 

Đối với các khoản tiền nợ thuế đến hết ngày 30/6/2020 thì được xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 126/2020/NĐ-CP).

Các trường hợp được Chính phủ cho phép gia hạn thời gian nộp thuế thì được tiếp tục thực hiện theo quy định của Chính phủ. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các trường hợp thuộc diện kê khai thuế theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP đảm bảo thực hiện cho năm đầu tiên của thời kỳ ổn định ngân sách tiếp theo kể từ khi Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành. 

Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2020

 

3. Nghị định 124/2020/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại

 

​​​Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, có hiệu lực 10/12/2020 và thay thế cho Nghị định 75/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khiếu nại.

Những điểm mới của Nghị định 124/2020/NĐ-CP với Nghị định 75/2012/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại.

a.Phạm vi điều chỉnh:

- Nghị định 75 quy định chi tiết 6 nội dung, Nghị định 124/2020/NĐCP quy định chi tiết 5 nội dung, cụ thể: Không còn quy định chi tiết cácĐiều 23, Điều 24, Điều 26 về xem xét lại việc giải quyết khiếu nại có vi phạm pháp luật; Chương V về tiếp công dân.

- Bổ sung quy định một số biện pháp thi hành Luật Khiếu nại gồm: Hình thức khiếu nại, khiếu nại lần 2; đại diện việc thực hiện khiếu nại; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại; xem xét việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật; xử lý hành vi vi phạm

b.Hình thức khiếu nại:

Nghị định 75 cũng như Thông tư 07/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính, không có quy định về mẫu đơn khiếu nại. Nghị định 124 bổ sung mẫu Đơn khiếu nại.

c.Xử lý vi phạm

Đây là quy định mới của Nghị định 124/2020/NĐ-CP, cụ thể: người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bằng các Hình thức   khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lượng, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Nghị định có hiệu lực từ ngày: 10/12/2020

4. Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

 

Ngày 19/10/2020, Chính Phủ ban hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP nhằm quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn. Theo đó, nội dung chính của Nghị định 125/2020/NĐ-CP bao gồm những quy định sau:

- Quy định chung vi phạm hành chính thuế và hóa đơn;

- Quy định hành vi vi phạm hành chính về thuế, hình thức xử lý, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả;

- Quy định hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn, hình thức xử lý, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả;

- Quy định thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và một số thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn.

Trong Nghị định mới ban hành, Chính Phủ cũng khẳng định sẽ không áp dụng đối với các vi phạm hành chính về phí, lệ phí; vi phạm hành chính về thuế đối với hàng hóa XNK do cơ quan hải quan quản lý thu và vi phạm quy định về thủ tục đăng ký thuế, vi phạm quy định về thông báo tạm ngừng kinh doanh, thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã của tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã và đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, người nộp thuế nếu áp dụng hóa đơn điện tử theo như quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật này trước ngày 01/7/2022, trường hợp xảy ra các vi phạm về hóa đơn điện tử thì sẽ bị áp dụng xử phạt theo đúng quy định xử phạt tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính Phủ.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 05/12/2020

5. Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nhằm đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi, sử dụng hóa đơn điện tử được thuận lợi nhất, ngày 19/10/2020 vừa qua, Chính Phủ đã cho banh hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.

Theo đó, nội dung chính của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP xoay quanh những quy định sau:

- Quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;

- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử;

- Quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.

Các quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2022. Tuy nhiên, Chính Phủ vẫn khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin sớm chuyển đổi sử dụng hóa đơn, chứng từ điện tử trước thời hạn quy định.

Ngoài ra, trong Nghị định mới ban hành này, Chính Phủ cũng cũng khẳng định Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sẽ chính thức chấm dứt hiệu lực từ ngày 01/07/2022. Sau đó, việc sử dụng hóa đơn, chứng từ sẽ được tuân thủ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

 

Trên đây là điểm tin văn bản pháp luật số 10/2019 của Luật Doanh Trí.

Xem thêm các dịch vụ khác tại Luật Doanh Trí hoặc liên hệ để biết thêm chi tiết.

  

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải