Đang gửi...

Bản tin cập nhật văn bản pháp luật số 03/2019

Lượt xem 559
Vừa qua, một số văn bản pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp, thuế, đầu tư và sở hữu trí tuệ đã được ban hành, bao gồm: i) Nghị định số 37/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quy hoạch; ii) Nghị định số 39/2019/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; iii) Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT Hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; iv) Thông tư số 21/2019/TT-BTC Hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ.

Mục lục

Vừa qua, một số văn bản pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp, thuế, đầu tư và sở hữu trí tuệ đã được ban hành, bao gồm:

i) Nghị định số 37/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quy hoạch;

ii) Nghị định số 39/2019/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

iii) Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT Hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

iv) Thông tư số 21/2019/TT-BTC Hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ.

1. Nghị định số 37/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quy hoạch

Ngày 07/05/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quy hoạch. Một số nội dung tiêu biểu của Nghị định bao gồm:

Một là, quy định về điều kiện đối với các chuyên gia tại tổ chức tư vấn lập quy hoạch như sau:

- Có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn là chủ nhiệm dự án quy hoạch, có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành và đã chủ trì lập từ 01 quy hoạch hoặc trực tiếp tham gia lập từ 02 quy hoạch cùng cấp trở lên;

- Có ít nhất 05 chuyên gia tư vấn chủ trì lập hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành hợp phần quy hoạch và đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 01 quy hoạch cùng cấp.

Trường hợp quy hoạch quốc gia lần đầu tiên được lập tại Việt Nam, chuyên gia tư vấn chủ trì lập hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch đối với quy hoạch ngành quốc gia phải đảm bảo:

+ Có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành liên quan đến hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch cần lập;

+ Đã chủ trì lập ít nhất 01 quy hoạch hoặc đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 02 quy hoạch cấp vùng hoặc quy hoạch được lập cho phạm vi lưu vực sông liên tỉnh.

Hai là, quy định các hình thức công bố quy hoạch

Việc công bố quy hoạch được thực hiện thông qua các hình thức sau:

  • Quy hoạch phải được đăng tải thường xuyên, liên tục trên trang thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch theo quy định tại Luật Quy hoạch;
  • Bên cạnh đó, tiến hành công bố quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng theo các hình thức:

- Thông báo trên kênh, chương trình thời sự của đài phát thanh, truyền hình quốc gia đối với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng hoặc đài phát thanh, truyền hình tỉnh đối với quy hoạch tỉnh về tóm tắt nội dung quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch, danh mục dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch;

- Đăng tải tóm tắt nội dung quy hoạch ít nhất một lần trên trang nhất một tờ báo in hoặc trang chủ của báo điện tử trong thời gian ít nhất 30 ngày.

  • Công bố quy hoạch thông qua trưng bày mô hình, hệ thống sơ đồ, bản đồ quy hoạch, hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch theo các hình thức:

- Tổ chức triển lãm giới thiệu quy hoạch;

- Trưng bày sơ đồ, bản đồ quy hoạch, văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch, mô hình và cơ sở dữ liệu về quy hoạch tại cơ quan tổ chức lập quy hoạch hoặc cơ quan lập quy hoạch.

  • Tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến nội dung quy hoạch và kế hoạch thực hiện quy hoạch.
  • Phát hành ấn phẩm gồm sách, átlát, video giới thiệu nội dung quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch, các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch.

Ba là, quy định việc đánh giá thực hiện quy hoạch

Việc đánh giá thực hiện quy hoạch được thực hiện định kỳ hàng năm, năm năm hoặc đột xuất theo quy định. Cơ quan đánh giá thực hiện quy hoạch có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá đến cấp có thẩm quyền. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch căn cứ báo cáo đánh giá thực hiện quy hoạch trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch xem xét, quyết định hoặc phê duyệt việc điều chỉnh quy hoạch kịp thời cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế.

Ngoài ra, Nghị định quy định chi tiết, làm rõ nhiều nội dung tại Luật Quy hoạch.

Nghị định 37/2019/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 07/5/2019.

2. Nghị định số 39/2019/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày 10/05/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2019/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nội dung nổi bật, đáng chú ý được quy định trong Nghị định cụ thể như sau:

Một là, hoạt động cho vay trực tiếp tại Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo quy định, để vay vốn trực tiếp Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là Quỹ), doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đề nghị vay vốn gồm có: Giấy đề nghị vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hồ sơ dự án, phương án sản xuất kinh doanh và các văn bản, tài liệu khác chứng minh doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị vay vốn tại trụ sở của Quỹ hoặc qua bưu điện.

Quỹ có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị vay vốn, trường hợp cần thiết, Hội đồng thành viên xem xét, quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt cho vay để ra quyết định cho vay. Quỹ có quyền thuê tư vấn độc lập hoặc thành lập Tổ tư vấn cho vay gồm các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia theo lĩnh vực chuyên môn để tư vấn cho vay.

Lãi suất cho vay trực tiếp bằng 80% mức thấp nhất lãi suất cho vay thương mại. Mức cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án. Tổng mức cho vay của Quỹ đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Quỹ (vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ theo quy định là 2.000 tỷ đồng do ngân sách Nhà nước cấp). Thời hạn vay vốn của doanh nghiệp tối đa không quá 07 năm.

Hai là, hoạt động cho vay gián tiếp tại Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo đó, Quỹ lựa chọn ngân hàng thương mại để ký thỏa thuận cho vay gián tiếp. Ngân hàng sẽ áp dụng các quy định pháp luật về hoạt động vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính để tiếp nhận vốn từ Quỹ. Ngân hàng tự thẩm định, quyết định cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ điều kiện vay vốn theo quy định, đồng thời chịu trách nhiệm rủi ro về quyết định cho vay. Ngân hàng chịu trách nhiệm trả đầy đủ gốc và lãi cho vay gián tiếp cho Quỹ đúng thời hạn đã thỏa thuận với Quỹ.

Hồ sơ doanh nghiệp đề nghị vay vốn gồm: Giấy đề nghị vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hồ sơ dự án, phương án sản xuất kinh doanh và các văn bản, tài liệu khác chứng minh doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn

Hồ sơ ngân hàng đề nghị nhận vốn cho vay gián tiếp gồm: Giấy đề nghị nhận vốn cho vay gián tiếp của ngân hàng; Hồ sơ dự án, phương án sản xuất kinh doanh và các văn bản, tài liệu khác chứng minh doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn.

Nghị định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019.

3. Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT Hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày 29/3/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 05/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo đó, nội dung hỗ trợ bao gồm:

- Đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh chuyên sâu, đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp sản xuất, chế biến;

- Đào tạo trực tuyến, đào tạo qua các phương tiện thông tin đại chúng;

- Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đồng thời, Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ với mức cụ thể như sau:

- Hỗ trợ tối thiểu 50% chi phí tổ chức một khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh.

- 100% học phí đối với học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa có trụ sở tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- 100% học phí đối với học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ khi tham gia khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh và quản trị kinh doanh chuyên sâu.

Thông tư này có hiệu lực thi hành ngày 12/05/2019.

4. Thông tư số 21/2019/TT-BTC Hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ

Ngày 11/04/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 21/2019/TT-BTC Hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ.

Theo quy định, “Bán cổ phần theo phương thức dựng sổ” là hình thức bán cổ phần của doanh nghiệp công khai cho các đối tượng có sự cạnh tranh về giá trên cơ sở tham khảo nhu cầu của thị trường.

Một số nội dung đáng chú ý trong Thông tư bao gồm:

Một là, quy định cụ thể về quy trình bán cổ phần lần đầu theo phương thức dựng sổ

Việc bán cổ phần lần đầu theo phương thức dựng sổ được tiến hành lần lượt theo quy trình sau:

  • Xây dựng phương án bán cổ phần lần đầu theo phương thức dựng sổ.
  • Triển khai phương án bán cổ phần lần đầu theo phương thức dựng sổ, cụ thể: Trình xin phê duyệt Tổ chức quản lý sổ lệnh; Lựa chọn Đại lý dựng sổ; Tổ chức giới thiệu về phương án bán cổ phần, thăm dò nhu cầu thị trường; Xác định giá mở sổ; Ban hành Quy chế bán cổ phần theo phương thức dựng sổ theo Phụ lục số 02a kèm theo Thông tư này.
  • Tổ chức giới thiệu bán cổ phần lần đầu theo phương thức dựng sổ cho các nhà đầu tư.
  • Công bố thông tin về phương án bán cổ phần lần đầu theo phương thức dựng sổ.
  • Xác định kết quả dựng sổ, công bố thông tin về kết quả dựng sổ.

Hai là, quy định về quản lý tiền đặt cọc của nhà đầu tư

- Nhà đầu tư công chúng phải nộp tiền đặt cọc bằng 10% giá trị cổ phần  đăng ký mua theo giá mở sổ.

- Đối với nhà đầu tư chiến lược, số tiền đặt cọc, ký quỹ phải bằng 20% giá trị cổ phần đăng ký mua, tính theo giá khởi điểm trong phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt.

Tiền đặt cọc sẽ được trừ vào tổng số tiền phải thanh toán mua cổ phần; nếu số tiền đặt cọc lớn hơn số tiền cần thanh toán thì phần chênh lệch sẽ trả lại cho nhà đầu tư trong vòng 03 ngày sau khi kết thúc thời hạn thanh toán.

Thời hạn thanh toán là 10 ngày, kể từ ngày công bố kết quả dựng sổ.

Trường hợp nhà đầu tư không thanh toán đủ tiền mua cổ phần đúng hạn, nhà đầu tư sẽ không được trả lại tiền đặt cọc.

Thông tư này có hiệu lực thi hành ngày 03/06/2019.

Trên đây là điểm tin văn bản pháp luật số 2/2019 của Luật Doanh Trí.

Xem thêm các dịch vụ khác tại Luật Doanh Trí hoặc liên hệ để biết thêm chi tiết.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: adconline

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải