Đang gửi...

BẢN MÔ TẢ SÁNG CHẾ PHẢI ĐÁP ỨNG NHỮNG ĐIỀU KIỆN NÀO MỚI NHẤT TẠI VIỆT NAM NĂM 2022.

Lượt xem 182
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Nắm rõ cách viết bản mô tả sáng chế thì việc cấp văn bằng bảo hộ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Vậy bản mô tả sáng chế phải đáp ứng những điều kiện gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Mục lục

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Nắm rõ cách viết bản mô tả sáng chế thì việc cấp văn bằng bảo hộ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Vậy bản mô tả sáng chế phải đáp ứng những điều kiện gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Cơ sở pháp lý.

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 (LSHTT 2019);

- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hưỡng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết hưỡng dẫn một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về Sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT- BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013.

2. Bản mô tả sáng chế là gì?

- Bản mô tả sáng chế là một trong các tài liệu bắt buộc phải có khi nộp đơn đăng kí bảo hộ. Bản mô tả sáng chế bao gồm phần mô tả, yêu cầu bảo hộ, bản vẽ, sơ đồ, bản tính toán,... ( nếu cần để làm rõ thêm bản chất của giải pháp kỹ thuật nêu trong phần mô tả).

- Theo khoản 1 Điều 102 LSHTT 2019 thì “Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế. Bản mô tả sáng chế gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế”.

- Như vậy, bản mô tả sáng chế là tài liệu nhằm mô tả bản chất của giải pháp kỹ thuật được đăng ký, bao gồm phần mô tả và phạm vi bảo hộ sáng chế.

3. Điều kiện đối với bản mô tả sáng chế.

- Theo Điều 102 LSHTT 2019 có quy định về yêu cầu hay điều kiện đối với bản mô tả sáng chế cụ thể như sau:

2. Phần mô tả sáng chế phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;

b) Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế;

c) Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.

Tên sáng chế: thể hiện vắn tắt đối tượng hoặc các đối tượng được đăng ký (sau đây gọi là “đối tượng”); tên sáng chế phải ngắn gọn và không được mang tính khuếch trương hoặc quảng cáo;

Lĩnh vực sử dụng sáng chế: lĩnh vực trong đó đối tượng được sử dụng hoặc liên quan;

Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế: tình trạng kỹ thuật thuộc lĩnh vực nói trên tại thời điểm nộp đơn (các đối tượng tương tự đã biết, nếu có);      

Bản chất kỹ thuật của sáng chế: bản chất của đối tượng, trong đó phải nêu rõ các dấu hiệu (đặc điểm) tạo nên đối tượng và phải chỉ ra các dấu hiệu (đặc điểm) mới so với các giải pháp kỹ thuật tương tự đã biết;

- Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo;

- Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế;

- Ví dụ thực hiện sáng chế;

- Những lợi ích, hiệu quả đạt được.

4. Đối với phạm vi bảo hộ sáng chế.

- Được quy định tại khoản 3 Điều 102 LSHTT 2019 “Phạm vi bảo hộ sáng chế phải được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế và phải phù hợp với phần mô tả sáng chế và hình vẽ”. Cụ thể như sau:

- Phạm vi bảo hộ được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Phạm vi bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu được bảo hộ (sau đây gọi là “đối tượng”) và phải phù hợp với các quy định pháp luật.

- Những quy định đối với phạm vi yêu cầu bảo hộ sáng chế:

+ Phải được phần mô tả minh họa đầy đủ, bao gồm các dấu hiệu kỹ thuật cơ bản cần và đủ để xác định được đối tượng, để đạt được mục đích đề ra và để phân biệt đối tượng với đối tượng đã biết.

+ Các dấu hiệu kỹ thuật trong phạm vi bảo hộ phải rõ ràng, chính xác và được chấp nhận trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

+ Phạm vi bảo hộ không được viện dẫn đến phần mô tả và hình vẽ, trừ trường hợp viện dẫn đến những phần không thể mô tả chính xác bằng lời, như trình tự nucleotit và trình tự axit amin, nhiễu xạ đồ, giản đồ trạng thái…

+ Phạm vi bảo hộ (nhưng không bắt buộc) nên được thể hiện thành hai phần: Phần giới hạn và Phần khác biệt. Phần giới hạn bao gồm tên đối tượng và những dấu hiệu của đối tượng đó trùng với các dấu hiệu của đối tượng đã biết gần nhất. Phần khác biệt bao gồm các dấu hiệu khác biệt của đối tượng so với đối tượng đã biết gần nhất và các dấu hiệu này kết hợp với các dấu hiệu của “Phần giới hạn” cấu thành đối tượng yêu cầu bảo hộ.

- Một số quy định khác :

+ Nếu đơn có hình vẽ minh hoạ yêu cầu bảo hộ thì dấu hiệu nêu trong phạm vi bảo hộ có thể kèm theo các số chỉ dẫn, nhưng phải đặt trong ngoặc đơn. Các số chỉ dẫn này không được coi là làm giới hạn phạm vi bảo hộ.

+ Phạm vi bảo hộ có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm. Trong đó phạm vi bảo hộ nhiều điểm có thể được dùng để thể hiện một đối tượng cần được bảo hộ, với điểm đầu tiên (gọi là điểm độc lập) và điểm (các điểm) tiếp theo dùng để cụ thể hoá điểm độc lập (gọi là điểm phụ thuộc); hoặc thể hiện một nhóm đối tượng yêu cầu được bảo hộ, với một số điểm độc lập, mỗi điểm độc lập thể hiện một đối tượng yêu cầu được bảo hộ trong nhóm đó, mỗi điểm độc lập này có thể có điểm (các điểm) phụ thuộc.

+ Các điểm của phạm vi bảo hộ phải được đánh số liên tiếp bằng chữ số Ả-rập, sau đó là dấu chấm.

+ Phạm vi bảo hộ nhiều điểm dùng để thể hiện một nhóm đối tượng phải đáp ứng các yêu cầu: các điểm độc lập, thể hiện các đối tượng riêng biệt, không được viện dẫn đến các điểm khác của phạm vi bảo hộ, trừ trường hợp việc viện dẫn đó cho phép tránh được việc lặp lại hoàn toàn nội dung của điểm khác; các điểm phụ thuộc phải được thể hiện ngay sau điểm độc lập mà chúng phụ thuộc.

5. Bảng tóm tắt sáng chế.

- Được quy định tại khoản 4 Điều 102 LSHTT 2019 “Bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của sáng chế”.

- Bản tóm tắt sáng chế được dùng để mô tả một cách vắn tắt (không quá 150 từ) về bản chất của sáng chế. Bản tóm tắt phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích thông tin và không được bao gồm những nội dung mang tính chất quảng cáo. Bản tóm tắt có thể có hình vẽ, công thức đặc trưng.

6. Yêu cầu đối với đơn đăng kí sáng chế.

- Phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức quy định tại điểm b khoản Điều 7 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.

Trên đây là những thông tin về vấn đề Bản mô tả sáng chế phải đáp ứng những yêu cầu gì mới nhất tại Việt Nam năm 2022. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải