Đang gửi...

AI CÓ QUYỀN ĐĂNG KÍ SÁNG CHẾ MỚI NHẤT NĂM 2022

Lượt xem 156
Ai có quyền đăng kí sáng chế? Có lẽ đây là câu hỏi nhận được không ít thắc mắc của độc giả quan tâm. Để làm rõ vấn đề này Luật Doanh Trí xin phép thông qua bài viết dưới đây.

Mục lục

Ai có quyền đăng kí sáng chế? Có lẽ đây là câu hỏi nhận được không ít thắc mắc của độc giả quan tâm. Để làm rõ vấn đề này Luật Doanh Trí xin phép thông qua bài viết dưới đây.

1 . Cơ sở pháp lí.

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 (LSHTT 2019);

- Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sử hữu công nghiệp.

2. Sáng chế là gì?

- Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 LSHTT 2019 thì “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.

3. Ai có quyền đăng kí sáng chế?

- Điều kiện đăng kí sáng chế theo quy định tại Điều 58 LSHTT 2019 thì điều kiện đối với sáng chế được bảo hộ là:

“1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.”

- Thời hạn bảo hộ sáng chế theo quy định tại khoản 2 Điều 93 LSHTT 2019 quy định về thời hạn bảo hộ sáng chế được quy định:

“2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn

3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.”.

Ai có quyền đăng kí sáng chế?

- Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2019 và Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định có 03 nhóm đối tượng có quyền đăng kí sáng chế cụ thể tại:

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng kí sáng chế, căn cứ tại Điều 86 LSHTT 2019 quy định như sau:

  • Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định của Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
  • Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Lưu ý: Đối với (nhiều) tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký theo quy định của Luật SHTT sẽ có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định quyền đăng ký sáng chế của nhà nước bao gồm:

  • Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký nói trên.
  • Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký nói trên.
  • Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu - phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu - phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu - phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký nói trên.
  • Tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này đại diện nhà nước đứng tên chủ Văn bằng bảo hộ và thực hiện việc quản lý quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng đó, có quyền chuyển nhượng phần quyền đăng ký sáng chế của Nhà nước cho tổ chức, cá nhân khác với điều kiện tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phần quyền đăng ký phải trả cho Nhà nước một khoản tiền hoặc các điều kiện thương mại hợp lý khác so với tiềm năng thương mại của sáng chế đó.

​​​​​​​Như vậy, không chỉ có (nhiều) tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký mà Nhà nước cũng có quyền đăng ký đối sáng chế theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những thông tin về vấn đề Ai có quyền đăng kí sáng chế mới nhất năm 2022. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải