6 việc phải làm khi đưa sản phẩm ra thị trường
Mục lục
Một doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có rất nhiều việc cần làm. Thứ nhất là để chuẩn bị cho một sự khởi đầu thuận lợi. Thứ hai là để hoạt động thành lập, sản xuất kinh doanh đảm bảo phù hợp với những quy định của pháp luật, giảm thiểu tối đa các rủi ro pháp lý sau này. Tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động sản xuất kinh doanh trong môi trường pháp luật, chịu sự quản lý của nhà nước. Do đó, có những công việc doanh nghiệp có thể thực hiện hoặc không nhưng cũng có những công việc doanh nghiệp bắt buộc phải làm.
1. Đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt các hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nói một cách dễ hiểu, nhãn hiệu là logo, slogan được thiết kế để gắn lên bao bì sản phẩm nhằm mục đích giúp khách hàng nhận biết và phân biệt được sản phẩm của cơ sở này với cơ sở khác. Cũng có thể hiểu nhãn hiệu là tên riêng chúng ta đặt cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình.
Vì sao phải đăng ký nhãn hiệu?
Có rất nhiều người vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu. Việc tiêu tốn một khoản tiền để đăng ký nhãn hiệu làm họ cảm thấy lãng phí và không cần thiết. Tuy nhiên đó là một quan điểm hoàn toàn sai lầm.
Thứ nhất, đăng ký nhãn hiệu nếu bạn không muốn mất khách hàng
Nhãn hiệu có chức năng phân biệt giữa các hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau nhưng kinh doanh ở một lĩnh vực giống nhau. Đặt trường hợp không có nhãn hiệu, người tiêu dùng sẽ không thể phân biệt được đâu là sản phẩm của doanh nghiệp bạn, đâu là sản phẩm của doanh nghiệp cạnh tranh với bạn,... gây sự nhầm lẫn khi mua hàng. Điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của chính bạn. Rất có thể bạn sẽ mất đi một lượng lớn khách hàng.
Thứ hai, đăng ký nhãn hiệu nếu bạn muốn sinh lời từ nhãn hiệu.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở pháp lý cho việc xác định chủ sở hữu đối với nhãn hiệu, logo, thương hiệu mà doanh nghiệp đang kinh doanh khi có bất kỳ một sự cạnh tranh nào với các đối thủ khác. Khi nhãn hiệu được bảo hộ, nó trở thành một tài sản sở hữu trí tuệ và có giá trị tồn tại như các tài sản hữu hình hay vô hình khác. Khi doanh nghiệp bạn đã gây dựng được uy tín trên thị trường, bạn có thể li xăng (cho thuê) nhãn hiệu. Hoạt động li xăng vừa đem lại lợi ích kinh tế, vừa mở rộng được thị trường, tăng uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp.
Thứ ba, đăng ký nhãn hiệu nếu bạn không muốn bị cướp đi thương hiệu
Thương hiệu là một tài sản vô hình mà các doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để gây dựng. Tuy nhiên, pháp luật lại không có quy định về bảo hộ thương hiệu. Vậy các doanh nghiệp cần phải làm thể nào để thiết lập hành lang pháp lý bảo vệ chính mình? Giải pháp tối ưu nhất chính là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu - một trong những đối tượng được bảo hộ theo luật Sở hữu trí tuệ. Nếu không được đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu sẽ không được pháp luật công nhận và chủ sở hữu, sẽ không được pháp luật bảo vệ khi xảy ra bất cứ tranh chấp gì phát sinh từ nhãn hiệu đó. Hệ quả của nó là nhãn hiệu sẽ luôn trong tình trạng có thể bị cướp đi bất cứ lúc nào. Nhãn hiệu lại là yếu tố quan trọng nhất của thương hiệu. Mất đi nhãn hiệu là mất đi thương hiệu mà doanh nghiệp đã tốn bao công sức gây dựng.
Đăng ký nhãn hiệu ở đâu?
Việc đăng ký nhãn hiệu được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Tuy nhiên, thủ tục đăng ký tương đối phức tạp. Chính vì vậy các doanh nghiệp nên chọn lựa một đơn vị có chuyên môn, có kinh nghiệm và uy tín để hỗ trợ mình. Luật Doanh Trí tự hào là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Với phương châm làm việc hết mình, đặt uy tín lên hàng đầu, chúng tôi đảm bảo sẽ giúp khách hàng thực hiện công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.
2. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp, sáng chế
Kiểu dáng công nghiệp, sáng chế là gì?
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện... thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Vì sao phải đăng ký, đăng ký ở đâu?
Tất cả các doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nếu muốn được độc quyền trên toàn thế giới về hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Ví dụ, doanh nghiệp bạn sản xuất ra một chiếc ti vi, nếu không muốn bất kỳ đơn vị nào có thể sản xuất chiếc ti vi có hình dạng giống như vậy, bạn có thể đi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Khi đó, nếu bạn phát hiện đối tượng nào khác sản xuất lưu thông sản phẩm có kiểu dáng mà bạn đã đăng ký bạn hoàn toàn có thể khởi kiện ra tòa yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và đòi bồi thường nếu chứng minh được thiệt hại gây ra.
Đối với sáng chế, vì nó là giải pháp kỹ thuật nên nếu doanh nghiệp sở hữu một công thức, một quy trình hay giải pháp kỹ thuật và muốn độc quyền sử dụng, bảo vệ công thức đó thì có thể đi đăng ký bảo hộ sáng chế. Những thủ tục này đều được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Tuy nhiên doanh nghiệp cần lưu ý về hồ sơ đăng ký rất phức tạp, đòi hỏi tính chuyên môn và chính xác cao. Vì vậy để tiết kiệm thời gian công sức, doanh nghiệp nên thuê một đơn vị có kinh nghiệm để hỗ trợ các thủ tục này.
3. Đăng ký kinh doanh
Đăng ký kinh doanh là gì?
Đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc để hợp pháp hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh của bạn. Tùy thuộc vào mục đích kinh doanh, bạn có thể lựa đăng ký kinh doanh dưới dạng doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể. Nếu hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp như: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.. Lựa chọn loại hình nào sẽ tùy thuộc vào nhu cầu thực tế, căn cứ vào các quy định của pháp luật với mỗi loại hình.
Vì sao phải đăng ký kinh doanh?
Như đã nói đăng ký kinh doanh là một thủ tục bắt buộc, phục vụ cho hoạt động quản lý của nhà nước cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh trước khi có hoạt động kinh doanh thực tế. Nếu không, khi có sự kiểm tra của cơ quan chức năng, bạn có thể bị buộc ngừng hoạt động kinh doanh hoặc bị phạt tiền cảnh cáo yêu cầu bổ sung giấy đăng ký kinh doanh.
4 Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng
Tiêu chuẩn chất lượng là gì?
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá để nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và còn là một trong những điều kiện pháp lý cần và đủ để một sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường.
Có 2 dạng đăng ký tiêu chuẩn chất lượng
Công bố hợp quy
Công bố hợp quy chuẩn kỹ thuật: là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Đối tượng của công bố hợp quy: là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc.
Trường hợp sản phẩm, hàng hóa được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký bản công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm, hàng hóa đó đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
Công bố hợp chuẩn
Công bố hợp chuẩn: là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn.
Đối tượng của công bố hợp chuẩn: là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. Công bố hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện.
Việc công bố phù hợp tiêu chuẩn tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.
Việc thử nghiệm phục vụ đánh giá hợp chuẩn phải được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
5. Đăng ký lưu hành sản phẩm
Giấy phép lưu hành sản phẩm là gì?
Giấy phép lưu hành sản phẩm hay còn gọi là Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
Tại sao phải cần giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm?
CFS được xem là một công cụ để nước nhập khẩu sản phẩm có thể kiểm tra mức độ chất lượng cũng như gia tăng độ tin cậy sản phẩm nhập khẩu vào nước họ. Vì khi một sản phẩm có CFS thì tức là sản phẩm đó đã thông qua những phương pháp đánh giá kiểm tra của cơ quan chuyên môn tại nước xuất khẩu. Và sản phẩm đó đã được cho phép sản xuất buôn bán và tiêu dùng tại nước sở tại. Ngược lại đối với doanh nghiệp xuất khẩu khi đã xin được giấy chứng nhận CFS họ sẽ dễ dàng hơn trong việc lưu hành sản phẩm của mình tại nước bạn
6. Đăng ký mã số vạch cho sản phẩm
Mã số vạch là gì?
Mã số mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc: đặt cho đối tượng cần quản lý một dãy số hoặc dãy chữ và số sau đó thể hiện dưới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc được.
Vì sao cần đăng ký mã số vạch?
Mỗi doanh nghiệp có thể có hàng ngàn các loại sản phẩm khác nhau. Do vậy doanh nghiệp phải có một công cụ hiệu quả để quản lý hàng hóa giúp cho công việc kiểm kê, quản lý dòng sản phẩm dễ dàng. Ngoài ra đăng ký mã số vạch còn giúp doanh nghiệp kiểm soát được sản phẩm trên thị trường, kiếm soát được hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không để ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của mình.
Đăng ký mã số vạch ở đâu?
Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, trước tiên các doanh nghiệp phải gia nhập EAN Việt Nam. EAN Việt Nam sẽ cấp mã M cho doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm. Để được là thành viên của EAN Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí gia nhập và phí hàng năm. Hai loại phí này do đại hội các thành viên quyết định, được ghi trong điều lệ của EAN Việt Nam và có thể thay đổi sau một thời gian áp dụng.
Đăng ký mã số vạch được thực hiện tại Bộ Khoa Học và Công Nghệ hoặc Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam
Trên đây là 6 công việc cần thiết doanh nghiệp phải làm khi cung ứng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ra thị trường. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ trực tiếp đến Luật Doanh Trí để được tư vấn miễn phí.
Hotline: 0962.515.363 hoặc Email: [email protected]
Luật Doanh Trí hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách!
Bài viết ngày được thực hiện bởi: kieulinh
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022
- BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỒ SƠ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ NĂM 2022 TẠI BÁC NINH
- ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN WEBSITE TẠI QUẢNG NINH MỚI NHẤT NĂM 2022
- Cập nhật những quy định mới về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký bản quyền tác giả cho logo thương hiệu
- Ba điều cần biết trước khi đăng ký bản quyền tác giả
- Thuê người viết bài có vi phạm pháp luật không?
- Nhãn hiệu không phải nhãn hàng hoá - Một số khái niệm dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu