Đang gửi...

Tư vấn đầu tư tại Việt Nam

Lượt xem 370
Nhằm tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, giúp Quý khách hàng lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp, thực hiện các thủ tục cần thiết một cách đầy đủ, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, Luật Doanh Trí xin giới thiệu dịch vụ tư vấn đầu tư tại Việt Nam.

Mục lục

Nhằm tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, giúp Quý khách hàng lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp, thực hiện các thủ tục cần thiết một cách đầy đủ, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, Luật Doanh Trí xin giới thiệu dịch vụ tư vấn đầu tư tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ với mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường, đảm bảo nhanh chóng, chính xác và hiệu quả về chất lượng.

1. Hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định hoạt động đầu tư kinh doanh là “việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư” (Khoản 5 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014)

Với quy định về hoạt động đầu tư như trên, các hình thức đầu tư tại Việt Nam được ghi nhận trong Luật này bao gồm:

            - Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;

            - Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần tại các tổ chức kinh tế;

            - Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP;

            - Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Việc lựa chọn hình thức đầu tư nào trong số các hình thức trên tùy thuộc vào nhu cầu,  khả năng, chiến lược phát triển của nhà đầu tư và đặc điểm của hoạt động đầu tư.

2. Các thủ tục cần thiết để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Tùy thuộc vào loại dự án đầu tư mà hồ sơ cần chuẩn bị và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư sẽ có sự khác nhau. Sau khi chuẩn bị hồ sơ, các nhà đầu tư sẽ phải thực hiện một trong các thủ tục đăng ký đầu tư hoặc xin quyết định chủ trương đầu tư từ các cơ quan có thẩm quyền nếu dự án đầu tư thuộc vào các trường hợp pháp luật quy định phải thực hiện các thủ tục này. Các loại thủ tục để tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư ở Việt Nam chủ yếu bao gồm:

- Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư (chỉ áp dụng đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư);

- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư;

- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.

3. Các loại dự án đầu tư tại Việt Nam

Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, các dự án đầu tư tại Việt Nam có thể được phân loại dựa trên thủ tục đầu tư như sau: 

* Dự án thuộc diện do Quốc Hội quyết định chủ trương đầu tư

- Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: 

+ Nhà máy điện hạt nhân;

+ Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên.

- Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;

- Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;

- Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

* Dự án thuộc diện Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư

- Dự án thuộc một trong các trường hợp sau (không phân biệt nguồn vốn):

+ Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;

+ Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

+ Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

+ Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;

+ Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino;

+ Sản xuất thuốc lá điếu;

+ Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;

+ Xây dựng và kinh doanh sân gôn;

- Dự án không thuộc một trong các trường hợp trên nhưng có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên;

- Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài;

- Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

* Dự án thuộc diện do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư

- Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất

- Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

(Đối với dự án đầu tư thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.)

* Dự án không cần phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

- Nhà đầu tư đã thực hiện dự án đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thuộc trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

- Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2014;

- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

* Dự án không cần thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư nhưng phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Các dự án đầu tư còn lại, không thuộc một trong các trường hợp trên hoặc nhà đầu tư đã thực hiện dự án đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này.

4. Nội dung dịch vụ tư vấn đầu tư tại Việt Nam

Để giúp các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục cần thiết để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam một cách đầy đủ, nhanh gọn và tiết kiệm chi phí, Luật Doanh Trí Luật Doanh Trí cung cấp gói dịch vụ tư vấn đầu tư tại Việt Nam với các công việc cụ thể như sau:

1. Tư vấn lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp.

2. Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, trình tự thủ tục pháp lý chi tiết để tiến hành hoạt động đầu tư.

3. Soạn thảo hồ sơ.

4. Đại diện nộp hồ sơ, theo dõi và nhận kết quả từ cơ quan có thẩm quyền.

5. Các dịch vụ tư vấn khác theo yêu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, Luật Doanh Trí sẽ hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí 03 tháng cho Quý Khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty, đồng thời cam kết rằng sẽ không phát sinh thêm các chi phí khác ngoài giá gói dịch vụ mà công ty cung cấp.

Rất hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách!

Liên hệ Hotline: 0911.233.955hoặc Email: [email protected]

Vui lòng xem thêm dịch vụ khác tại Luật Doanh Trí

Bài viết ngày được thực hiện bởi: adconline

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải