Đang gửi...

Thành lập công ty cổ phần kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam

Lượt xem 373
Nhu cầu khiến diện mạo trở nên hoàn hảo với bản thân và cả với mọi người là một trong những nguyên nhân khiến cho ngành mỹ phẩm ngày càng phát triển. Ngày nay, các nhà đầu tư có xu hướng mở rộng quy mô hợp tác hoạt động, và điều này khiến công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được ưu tiên lựa chọn. Với những ưu điểm mà loại hình này mang lại, có thể nhận thấy rằng phần đa các tập đoàn kinh doanh lớn đều có hình thức doanh nghiệp là công ty cổ phần. Tuy nhiên, việc kinh doanh mỹ phẩm cần bảo đảm thực hiện đầy đủ một số thủ tục luật định trước khi hoạt động kinh doanh. Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết dưới đây. Trường hợp có nhu cầu tư vấn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 99 66 39 để được giải đáp thắc mắc.

Mục lục

Thành lập công ty cổ phần kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Doanh nghiệp 2020;

- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp;

- Luật Đầu tư 2020;

- Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư.

2. Mỹ phẩm là gì?

Mỹ phẩm là những chất hoặc sản phẩm được dùng để trang điểm hoặc thay đổi diện mạo hoặc mùi hương cơ thể người. Nhiều mỹ phẩm được thiết kế để sử dụng cho mặt và tóc. Chúng thường là hỗn hợp các hợp chất hóa học; một số xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên (như dầu dừa) và một số được tổng hợp. Các loại mỹ phẩm phổ biến gồm có son môi, mascara, phấn mắt, kem nền, phấn má hồng, phấn phủ, sữa rửa mặt và sữa dưỡng thể, dầu gội, sản phẩm tạo kiểu tóc (gel vuốt tóc, gôm xịt tóc,...), nước hoa. Mỹ phẩm thường được thoa lên mặt để làm nổi bật diện mạo nên còn được gọi là đồ trang điểm hay đồ hóa trang.

3. Thủ tục thành lập công ty cổ phần kinh doanh mỹ phẩm

3.1. Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Điều lệ công ty;

- Danh sách cổ đông sáng lập và Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật;

- Giấy tờ pháp lý của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

3.2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong trường hợp công ty thành lập và có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chúng nhận đăng ký đầu tư trước ký thành lập công ty. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;

b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

4. Điều kiện để lưu hành mỹ phẩm

Điều kiện để lưu hành mỹ phẩm

Một số các điều kiện cần khi muốn kinh doanh mỹ phẩm như:

- Thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm

- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận sản xuất mỹ phẩm

- Xin Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước để xuất khẩu

- Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về vấn đề Thành lập công ty cổ phần kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: adcvietnam

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải