Đang gửi...

THỦ TỤC XIN CẤP THẺ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM NĂM 2021

Lượt xem 1208
Theo thống kê của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, hiện nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 cả nước có khoảng hơn 70.000 người nước ngoài đang sống và làm việc tại các cơ quan ngoại giao, Doanh nghiệp có vốn đầu tu nước ngoài, các dự án Phi chính phủ, giáo dục, thể thao và nhân đạo. Họ là những người mang tri thức, kinh nghiệm của mình góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam. Hà Nôi, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là nơi tập trung đông đúc người nước ngoài, chủ yếu đến từ các quốc gia như, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Nga, Mỹ. Là một đất nước có nền chính trị ổn định, sự kiểm soát dịch bệnh tốt từ Chính phủ và những chính sách hỗ trợ phát triển đang tạo sự yên tâm cho việc thu hút nhiều người nước ngoài tới Việt Nam để làm việc. Vì vậy mà nhu cầu xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, khi người nước ngoài tới Việt Nam không phải ai cũng nắm và hiểu được các quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục này. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn pháp luật giàu kinh nghiệm, Luật Doanh trí sẽ gửi tới quý khách hàng quy trình Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Mục lục

Theo thống kê của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, hiện nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 cả nước có khoảng hơn 70.000 người nước ngoài đang sống và làm việc tại các cơ quan ngoại giao, Doanh nghiệp có vốn đầu tu nước ngoài, các dự án Phi chính phủ, giáo dục, thể thao và nhân đạo. Họ là những người mang tri thức, kinh nghiệm của mình góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam. Hà Nôi, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là nơi tập trung đông đúc người nước ngoài, chủ yếu đến từ các quốc gia như, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Nga, Mỹ. Là một đất nước có nền chính trị ổn định, sự kiểm soát dịch bệnh tốt từ Chính phủ và những chính sách hỗ trợ phát triển đang tạo sự yên tâm cho việc thu hút nhiều người nước ngoài tới Việt Nam để làm việc. Vì vậy mà nhu cầu xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, khi người nước ngoài tới Việt Nam không phải ai cũng nắm và hiểu được các quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục này. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn pháp luật giàu kinh nghiệm, Luật Doanh trí sẽ gửi tới quý khách hàng quy trình Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 sửa đổi, bổ sung 2019;

- Thông tư số 04/2016/TT-BNG ngày 30/6/2016 của Bộ Ngoại Giao về hướng dẫn thủ tục cấp thị thực, gia hạn tạm trú, cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại việt nam thuộc thẩm quyền của bộ ngoại giao;

- Thông tư số 31/2015/TT-BCA ngày 06/07/2015 của Bộ Công an về hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại việt nam;

- Thông tư số 219/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại việt nam.

2. Thẻ tạm trú là gì?

Theo quy định tại khoản 13, Điều 3, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại việt nam 2014 sửa đổi, bổ sung 2019 thì “Thẻ tạm trú là  là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực”.

3. Ai có thể được cấp thẻ tạm trú ở Việt Nam?

Theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại việt nam 2014 sửa đổi, bổ sung 2019 thẻ tạm trú được cấp cho 14 đối tượng sau:

- NG3 - Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.

- LV1: Người nước ngoài vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

LV2: Người nước ngoài vào làm việc với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

- LS: Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam

ĐT1: Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.

- ĐT2: Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định;

- ĐT3: Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng

NN1: Người nước ngoài là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

NN2: Người nước ngoài đứng đầu văn\ phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

DH: Người nước ngoài vào thực tập, học tập dài hạn tại Việt Nam.

PV1: Phóng viên báo chí người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

LĐ1: Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

- LĐ2: Người nước ngoài tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động

TT: Người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam .

4. Thời hạn của thẻ tạm trú

- Thời hạn thẻ tạm trú được cấp ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.

- Thẻ tạm trú có ký hiệu ĐT1 có thời hạn không quá 10 năm.

- Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, LS, ĐT2 và DH có thời hạn không quá 05 năm.

- Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, ĐT3, TT có thời hạn không quá 03 năm.

- Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ1, LĐ2 và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.

5. Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú


 

- Giấy chứng nhận hoạt động của doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài (Giấy phép Đăng kí kinh doanh, Giấy phép đầu tư, Giấy phép hoạt động của Văn phòng đại diện, chi nhánh,… Tuỳ theo doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp thì có sẽ có những loại giấy tờ khác nhau);

- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu hoặc là Văn bản thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

- Bản sao chứng thực Giấy phép lao động  hoặc giấy miễn giấy phép lao động của người lao  động nước ngoài;

- Mẫu NA16 Đăng ký mẫu dấu và chữ ký lần đầu tại Cơ quan Xuất nhập cảnh;

- Mẫu NA6, Công văn và đơn xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài;

- Mẫu NA8, Tờ khai đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài;

- Giấy giới thiệu cho nhân viên người Việt Nam đi làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú tại Cơ quan xuất nhập cảnh;

- Hộ chiếu bản gốc (Lưu ý hộ chiếu có thị thực đúng mục đích làm việc, trường hợp trước đó người lao động nước ngoài đã được cấp thẻ tạm trú thì yêu cầu kèm theo cả thẻ tạm trú đang sử dụng);

- Giấy xác nhận đăng ký tạm trú hoặc sổ đăng ký tạm trú của người nước ngoài đã được xác nhận bởi công an phường, xã nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam. (Nếu có). Trong một số trường hợp cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ yêu cầu người lao động cung cấp tại liệu này;

- Ảnh 2cmx3cm: Kèm theo 02 chiếc.

6. Trình tự thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Gửi tài liệu

Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại một trong ba trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an:

- 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội;

- 254 Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM;

- 7 Trần Quý Cáp, TP Đà Nẵng.

- Thời gian nộp hồ sơ: Các buổi sáng, thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày lễ).

 - Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời

Bước 3: Nhận kết quả.

Người nhận kết quả đưa giấy biên nhận, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả để kiểm tra, đối chiếu. Nếu có kết quả cấp thẻ tạm trú, công chức yêu cầu người đến nộp lệ phí và giao thẻ tạm trú.

Thời gian nhận kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày nghỉ lễ).

7. Thời gian giải quyết và lệ phí

-Thời gian theo quy định để cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài là 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh

-  Theo Thông tư số 219/2016/TT-BTC mức lệ phí cấp thẻ tạm trú được quy định như sau:

  •  Thẻ tạm trú có thời hạn từ 01 năm đến 02 năm: 145 USD/thẻ.
  •  Thẻ tạm trú có thời hạn từ 02 năm đến 05 năm: 155 USD/thẻ.
  •  Đối với người nước ngoài được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực nhiều lần ký hiệu LĐ, ĐT thời hạn trên 1 năm: 5 USD/thẻ.

Trên đây, Luật Doanh Trí đã mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất về thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam năm 2021 . Chúng tôi tin rằng với những thông tin này, Quý khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì có liên quan đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau đây:

Hotline: 0911233955

Email:[email protected]

Trụ sở chính: 146 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh- Công ty TNHH Tư vấn Luật Doanh Trí: D22, Đường số 7, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng!

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải