THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM MỚI NHẤT NĂM 2021
Mục lục
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và trong năm 2020, Tạp chí The Economist đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Từ một nền kinh tế kém phát triển, chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp và hậu quả bởi chiến tranh và sự bao vây, cấm vận của các Quốc gia lớn, Việt Nam đã vươn mình với những chính sách hiệu quả của Đảng và Nhà nước năm 1986 nhằm thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bằng sự hỗ trợ thông qua các quy định và chính sách pháp luật, nhiều Doanh nghiệp tư nhân lớn và nhỏ được thành lập và ngày càng mở rộng về quy mô. Điều này không chỉ góp phần vào việc phát triển nền kinh tế đất nước mà còn thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam mới nhất năm 2021
Xem thêm: Thủ tục cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mới nhất năm 2022
Dưới sự tác động của đại dịch Covid 19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam, nhiều Doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn, nhiều lao động bị thất nghiệp. Với sự nổ nực không ngừng của Chính phủ trong việc kiểm soát tốt dịch bênh đã tạo tiền đề cho các Doanh nghiệp tư nhân tiếp tục phát triển ổn định, và là cơ hội để nhiều Doanh nghiệp tư nhân mới được tiếp tục thành lập. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp năm 2019, Việt Nam có khoảng 17.000 doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn và 21.000 Doanh nghiệp quy mô vừa. Con số này quá khiêm tốn so với tổng số 750.000 doanh nghiệp và quy mô nền kinh tế hiện nay. Đáng chú ý, mặc dù được xếp hạng là doanh nghiệp lớn nhưng quy mô trung bình còn rất nhỏ bé so với các quốc gia trong khu vực. Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian qua số lượng các doanh nghiệp tư nhân từ nhỏ vươn lên quy mô vừa và từ quy mô vừa lên quy mô lớn tại Việt Nam rất thấp. Tuy hiên với sự hỗ trợ tích cực từ Nhà nước bằng những chính sách phát triển cụ thể sẽ là chất xúc tác mạnh mẽ để các Doanh nghiệp tư nhân phát triển. Dự báo số lượng Doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021. Để thành lập một Doanh nghiệp tư nhân cần phải chuẩn bị những thông tin, công việc gì, hồ sơ thủ tục ra sao và điều kiện thành lập Doanh nghiệp như nào thì không phải ai cũng nắm được. Với đội ngũ chuyên viên và luật sư giàu kinh nghiệm, Luật Doanh Trí sẽ gửi tới bạn Thủ tục thành lập Doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam mới nhất năm 2021.
I. Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Luật Đầu tư 2020;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
- Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp;
- Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
II. Hồ sơ đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân và cách thức nộp hồ sơ
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân và cách thức nộp hồ sơ
1. Hồ sơ đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân (Số lượng: 1 bộ Hồ sơ)
- Chủ thể khi tiến hành đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân thì cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty (nếu có);
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng);
- Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế trong trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh;
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội;
- Bản cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường (đối với Doanh nghiệp xã hội).
2. Cách thức nộp hồ sơ
- Chủ thể nộp hồ sơ đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân thực hiện thông qua 2 cách sau:
- Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi Doanh nghiệp tư nhân đặt trụ sở chính;
- Nộp trực tuyến (online) thông qua cổng thông tin trực tuyến. Theo quy định hiện tại việc nộp hồ sơ thành lập Doanh nghiệp tư nhân tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ áp dụng hình thức nộp online (trực tuyến) thông qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp nhằm tiết kiệm thời gian giải quyết thuu tục hành chính.
Xem thêm: VÌ SAO NÊN THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN?
III. Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân mới nhất năm 2021
Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân
1. Chủ thể thành lập Doanh nghiệp tư nhân
- Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, các tổ chức, cá nhân có mong muốn thì đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 2, Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 thì không có quyền thành lập và quản lý Doanh nghiệp tư nhân.
2. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh
- Đây là một trong những điều kiện quan trọng để Doanh nghiệp tư nhân được cấp giấy Chứng nhận đăng kí doanh nghiệp là không kinh doanh những ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh (Khoản 6, Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020). Các ngành nghề bị cấm hoạt động đầu tư kinh doạnh được quy định chi tiết tại Điều 6, Luật Đầu tư 2020. Vì vậy, nếu như ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân không thuộc những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh thì doanh nghiệp tư nhân đã đảm bảo điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh.
3. Xác định tên doanh nghiệp tư nhân dự kiến thành lập
- Tên Doanh nghiệp tư nhân: Tên của doanh nghiệp tư nhân dự kiến thành lập phải thỏa mãn các quy định từ Điều 37 - Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo quy định này, tên Doanh nghiệp tư nhân phải đảm bảo:
- Tên doanh nghiệp tư nhân viết được bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài. Đối với tên doanh nghiệp tư nhân viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp tư nhân có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
- Có thể kèm theo chữ số, ký hiệu, gồm 2 thành tố theo thứ tự là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
- Không được vi phạm những điều cấm trong đặt tên Doanh nghiệp được quy định tại Điều 38, Luật Doanh nghiệp 2020
4. Trụ sở chính của doanh nghiệp tư nhân
- Theo luật doanh nghiệp 2020, Trụ sở chính của doanh nghiệp tư nhân đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp tư nhân và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử
5. Nghĩa vụ tài chính
- Chủ thể thành lập doanh nghiệp tư nhân phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với chủ thể đăng kí doanh nghiệp qua mạng, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển lên từ hộ gia đình và doanh nghiệp bổ sung thông tin do thay đổi về địa giới hành chính thì được miễn nộp lệ phí;
- Chủ thể nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Chủ thể nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp sẽ không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC thì lệ phí đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần.
6. Điều kiện riêng
- Do một cá nhân duy nhất làm chủ;
- Mỗi cá nhân chỉ được làm chủ 1 doanh nghiệp tư nhân.
IV. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam
Bước 1: Chủ thể đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ thông qua hai hình thức là trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi Doanh nghiệp tư nhân đặt trụ sở chính hoặc thông qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp (đối với Doanh nghiệp tư nhân đặt trụ sở chính tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chỉ được nộp hồ sơ trực tuyến).
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
- Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sau khi tiếp nhận, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp nộp trực tuyến:
- Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung qua Email.
Lưu ý:
- Nếu nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh, người ký xác thực hồ sơ phải được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh;
- Nếu nộp hồ sơ bằng chữ ký số (token), người ký xác thực hồ sơ phải được gán chữ ký số vào tài khoản.
Bước 3: Nhận kết quả
- Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ sẽ đến sở kế hoạch đầu tư tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập Doanh nghiệp sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ. Khi tới Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền càn mang giấy tờ sau:
- Giấy biên nhận giải quyết hồ sơ;
- Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
- CMND/CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực
- Thời gian giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
Bước 4: Khắc dấu tròn Doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được tự quyết định hình thức và số lượng con dấu của doanh nghiệp. Và kể từ năm 2021, sau khi hoàn thành xong việc làm dấu, doanh nghiệp có thể sử dụng con dấu luôn được mà không cần công bố như trước kia
Bước 5: Công bố thành lập Doanh nghiệp tư nhân trên cổng thông tin quốc gia
Bước 6: Sau khi thành lập Doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân cần phải:
- Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu;
- Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng;
- Mua chữ ký số;
- Treo bảng hiệu Doanh nghiệp;
- Làm thủ tục phát hành hóa đơn (Hóa đơn giấy hoặc điện tử);
- Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn;
- Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế.
Trên đây là những thông tin về Hồ sơ, thủ tục và các bước thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam mới nhất năm 2021. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83
Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]
Xem thêm: THỦ TỤC XIN CHẤP THUẬN GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Thủ tục công bố hợp quy máy tính xách tay nhập khẩu tại Bắc Ninh mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Quảng Ninh mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng trung tâm thương mại tại Vĩnh Phúc mới nhất năm 2022
- Thủ tục gia hạn visa cho người nước ngoài tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu ô tô tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép thành lập sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Hà Nội mới nhất 2022
- Thủ tục công bố đủ điều cung cấp dịch vụ diệt côn trùng theo quy định pháp luật mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục công bố mỹ phẩm mới nhất tại Việt Nam năm 2023
- đăng ký lưu hành chế phẩm diệt khuẩn trên máy bay mới nhất năm 2023 tại Việt Nam
- Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam