THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN TẠI HÀ NỘI
Mục lục
Dưới sự tác động của đại dịch Covid 19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam, nhiều Doanh nghiệp gặp khó khăn, nhiều lao động bị thất nghiệp. Với sự nổ nực không ngừng của Chính phủ trong việc kiểm soát tốt dịch bênh đã tạo tiền đề cho các Doanh nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, và là cơ hội để nhiều Doanh nghiệp mới được tiếp tục thành lập. Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, số doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng năm 2021 là 105.618 doanh nghiệp, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là một kết quả tích cực nhất là nền kinh tế đang bị tác động nặng nề của dịch bệnh. Để thành lập một Doanh nghiệp mà cụ thể là thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên cần phải chuẩn bị những thông tin, công việc gì, hồ sơ thủ tục ra sao, đặc biệt là những khách hàng đang có nhu cầu thực hiện thủ tục này tại Hà Nội. Với đội ngũ chuyên viên và luật sư giàu kinh nghiệm, Luật Doanh Trí sẽ gửi tới bạn Thủ tục thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên tại Hà Nội
I. Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Luật Đầu tư 2020;
- Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
II. Hồ sơ đăng ký thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Chủ thể khi tiến hành đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
+ Điều lệ công ty;
+ Danh sách thành viên
+ Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng);
+ Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
+ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế trong trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh;
+ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm nơi Công ty đặt trụ sở.
+ Đối với thành viên là tổ chức:
- Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức;
- Văn bản uỷ quyền;
- Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
+ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
III. Điều kiện thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên
1. Chủ thể thành lập
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, các tổ chức, cá nhân có mong muốn thì đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 2, Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 thì không có quyền thành lập và quản lý Doanh nghiệp.
2. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh
Đây là một trong những điều kiện quan trọng để Doanh nghiệp được cấp giấy Chứng nhận là không kinh doanh những ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh (Khoản 6, Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020). Các ngành nghề bị cấm hoạt động đầu tư kinh doanh được quy định chi tiết tại Điều 6, Luật Đầu tư 2020. Vì vậy, nếu như ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không thuộc những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh thì doanh nghiệp đã đảm bảo điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh.
3. Tên doanh nghiệp dự kiến thành lập
Tên Doanh nghiệp: Tên của doanh nghiệp dự kiến thành lập phải thỏa mãn các quy định từ Điều 37 - Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo quy định này, tên Doanh nghiệp phải đảm bảo:
+ Tên doanh nghiệp viết được bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài. Đối với tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
+ Có thể kèm theo chữ số, ký hiệu, gồm 2 thành tố theo thứ tự là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
+ Không được vi phạm những điều cấm trong đặt tên Doanh nghiệp được quy định tại Điều 38, Luật Doanh nghiệp 2020
4. Trụ sở chính của doanh nghiệp
- Theo luật doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử,
- Đối với Doanh nghiệp đặt trụ sở tại Tòa chung cư, cao ốc phải có tài liệu chứng minh địa điểm, diện tích đặt trụ sở không phải sử dụng vào mục đích làm nhà ở.
5. Thành viên Công ty
- Bắt buộc phải có hai thành viên trở lên tham gia góp vốn;
- Số lượng thành viên tham gia góp vốn không được quá 50;
- Những đối tượng không tham gia góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên: cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cá nhân tổ chức làm việc trong quân đội, người bị tra cứu trách nhiệm hình sự, người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Các thành viên sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp hoặc cam kết góp vào công ty khi thành lập.
6. Vốn điều lệ và thời hạn góp vốn
- Vốn điều lệ Công ty TNHH 2 thành viên là vốn do các thành viên góp khi tham gia thành lập công ty. Vốn điều lệ nhiều hay ít sẽ dựa vào khả năng tài chính của thành viên hoặc lĩnh vực công ty sẽ kinh doanh sau khi thành lập (cần nhiều vốn hay ít vốn).
- Thời gian góp vốn điều lệ công ty sẽ là 90 ngày kể từ ngày được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Việc góp vốn điều lệ công ty TNHH có thể được thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của công ty.
5. Nghĩa vụ tài chính
Chủ thể thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp phải bổ sung hồ sơ, doanh nghiệp không phải nộp thêm bất kỳ lệ phí nào.
- Chủ thể nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp sẽ không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
IV. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Bước 1: Chủ thể nộp hồ sơ đăng ký thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên tại Hà Nội thực hiện thông qua hình thức nộp trực tuyến (online) thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
- Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời gian từ 03-07 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung qua Email và tài khoản đăng ký kinh doanh.
Lưu ý:
- Nếu nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh, người ký xác thực hồ sơ phải được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh;
- Nếu nộp hồ sơ bằng chữ ký số (token), người ký xác thực hồ sơ phải được gán chữ ký số vào tài khoản.
Bước 3: Nhận kết quả
- Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ sẽ đến sở kế hoạch đầu tư tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập Doanh nghiệp sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ. Người thực hiện thủ tục có thể yêu cầu gửi trả kết quả thông qua đường bưu điện tới địa chỉ mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Bước 4: Khắc dấu tròn Doanh nghiệp
- Theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được tự quyết định hình thức và số lượng con dấu của doanh nghiệp. Và kể từ năm 2021, sau khi hoàn thành xong việc làm dấu, doanh nghiệp có thể sử dụng con dấu luôn được mà không cần công bố như trước kia
Bước 5: Công bố thành lập Doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia
Bước 6: Sau khi thành lập Doanh nghiệp, Doanh nghiệp cần phải:
- Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu;
- Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng;
- Mua chữ ký số;
- Treo bảng hiệu Doanh nghiệp;
- Làm thủ tục phát hành hóa đơn (Hóa đơn giấy hoặc điện tử);
- Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn;
- Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Thủ tục thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên tại Hà Nội. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326
Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng./.
Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Thủ tục công bố hợp quy máy tính xách tay nhập khẩu tại Bắc Ninh mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Quảng Ninh mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng trung tâm thương mại tại Vĩnh Phúc mới nhất năm 2022
- Thủ tục gia hạn visa cho người nước ngoài tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu ô tô tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép thành lập sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Hà Nội mới nhất 2022
- Thủ tục công bố đủ điều cung cấp dịch vụ diệt côn trùng theo quy định pháp luật mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục công bố mỹ phẩm mới nhất tại Việt Nam năm 2023
- đăng ký lưu hành chế phẩm diệt khuẩn trên máy bay mới nhất năm 2023 tại Việt Nam
- Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam