THỦ TỤC MUA BÁN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI HÀ NỘI NĂM 2022
Mục lục
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu hiện nay, các việc mua bán doanh nghiệp đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, các quy định về vấn đề này được thay đổi, sửa đổi, bổ sung qua các năm. Điều này khiến cho người dân đôi khi gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục theo quy định. Để giúp quý khách hàng nắm rõ hơn về các quy định của pháp luật về mua bán doanh nghiệp, Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân tại Hà Nội năm 2022”.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01/04 /2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ Điều 188 Luật Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
3. Bán doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
- Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
- Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.
4. Thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt
Căn cứ Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2020
- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.
- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện thông qua người đại diện.
- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân cho cá nhân, tổ chức khác.
5. Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2020
Bước 1: Người bán và người mua ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân. Hợp đồng được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định
Bước 3: Người mua hoặc người đại diện theo ủy quyền của người mua nộp hồ sơ đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm:
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người bán, và người mua doanh nghiệp tư nhân;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người mua;
- Hợp đồng mua bán được công chứng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán;
- Giấy ủy quyền;
- Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện theo ủy quyền.
Bước 4: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, giấy hẹn trả kết quả, thực hiện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
Bước 5: Người mua hoặc người đại diện theo ủy quyền của người mua đến Phòng Đăng ký kinh doanh nhận kết quả theo giấy hẹn. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp sau khi xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân tại Hà Nội năm 2022. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326
Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng./.
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ