Đang gửi...

CÁC HÌNH THỨC MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP (M&A)

Thuật ngữ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là một thuật ngữ không còn quá xa lạ trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ không ngừng bắt tay hợp tác để doanh nghiệp của mình trở nên lớn mạnh, đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh. Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Các hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A)”.

Mục lục

Thuật ngữ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là một thuật ngữ không còn quá xa lạ trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ không ngừng bắt tay hợp tác để doanh nghiệp của mình trở nên lớn mạnh, đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh. Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Các hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A)”.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Doanh nghiệp 2020;

- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

- Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01/04 /2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.

2. Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Mergers and Acquisitions): là hoạt động giành quyền kiểm soát một bộ phận trong doanh nghiệp, toàn bộ doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hay toàn bộ doanh nghiệp đó. Trong đó:

Sáp nhập (Merger): là sự kết hợp giữa hay hay nhiều công ty để tạo thành một công ty mới có quy mô lớn hơn. Kết quả tạo ra là một công ty sống sót được giữ tên và đặc thù còn công ty còn lại sẽ ngưng tồn tại như một tổ chức riêng biệt. Nếu cả hai công ty sáp nhập ngưng hoạt động và một công ty khác ra đời thì được gọi là hợp nhất và là trường hợp đặc biệt của sáp nhập.

Mua bán (Acquisition): là việc mua lại cổ phiếu hay tài sản của một công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty đó. Công ty mua lại được gọi là công ty đi mua và công ty bị mua lại được gọi là công ty mục tiêu. Thông qua việc mua lại, công ty mục tiêu trở thành tài sản thuộc sở hữu của công ty mua lại.

3. Các hình thức mua bán và sáp nhập (M&A)

Dựa trên tính chất của việc sáp nhập, có 3 hình thức M&A phổ biến như sau:

- M&A theo chiều dọc.

- M&A theo chiều ngang.

- M&A kết hợp.

3.1. Hình thức M&A theo chiều dọc

M&A theo chiều dọc (Vertical): là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các công ty có cùng lĩnh vực hoạt động giống nhau nhưng khác giai đoạn sản xuất. Điều này sẽ giúp ta bảo đảm được quá trình cung ứng, cũng như dây chuyền sản xuất một cách trọn vẹn và liên tục, nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Không những vậy, việc mua bán, sáp nhập theo chiều dọc còn giúp giảm bớt chi phí trung gian cũng như các bất tiện khác khi kết hợp với một doanh nghiệp ngoài.

3.2. Hình thức M&A theo chiều ngang

M&A theo chiều ngang (Horizontal): là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các công ty có cùng lĩnh vực hoạt động giống nhau, cùng giai đoạn sản xuất và khách hàng mục tiêu. Hay còn với tên gọi khác là mua bán, sáp nhập các đối thủ cạnh tranh trực tiếp theo phương châm thêm một người bạn, bớt một kẻ thù. M&A theo chiều ngang là sẽ giúp công ty của ta loại bớt một hoặc một số đối thủ cạnh tranh. Thay vào đó, ta sẽ có thêm một hoặc một số đồng minh để cùng hợp tác và phát triển.

Ví dụ: Vào tháng 1/2016 Toyota đã tuyên bố là họ tiến hành mua lại toàn bộ của Daihatsu (một thương hiệu ô tô được thành lập sớm nhất tại Nhật Bản). Cách làm này của Toyota được cho là cụ thể hóa việc mở rộng quy mô sản xuất nội địa hóa các mẫu oto cỡ nhỏ.

3.3. Hình thức M&A kết hợp

M&A kết hợp (Conglomerate) là hình thức mua bán và sáp nhập để hình thành nên các tập đoàn bằng việc cung cấp, bổ sung các sản phẩm khác nhau trong cùng một ngành hàng, cùng một đối tượng mục tiêu. Nói một cách dễ hiểu, nếu các công ty riêng lẻ là những món hàng rời rạc nhau thì tập đoàn sẽ là một sự kết hợp đầy đủ của các món hàng đó. Điều này tạo nên sự thuận tiện cho người mua, đồng thời còn giúp các sản phẩm có tính liên kết kiếm được nguồn tiêu thụ. Không những vậy, việc tập đoàn hóa các công ty nhỏ lẻ sẽ giúp tạo thế mạnh vững chắc cho tên tuổi của doanh nghiệp, từ đó giúp khả năng cạnh tranh trên thương trường tăng cao. Điều này thường được thực hiện để đa dạng hóa vào các ngành công nghiệp khác, giúp giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí gia nhập thị trường.

Ví dụ như một công ty cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất mua lại một công ty xây dựng. Hai công ty này có cùng một tệp khách hàng, cùng một đối tượng. Sau khi tiến hành M&A, các sản phẩm này sẽ bổ sung cho nhau, giúp khách hàng thuận lợi hơn vì hai dịch vụ này sẽ liên quan đến nhau, thường được sử dụng cùng nhau. Mục đích của hình thức M&A này sẽ giúp các công ty đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Cùng với đó giúp gia tăng thị phần và lợi nhuận bởi vì khi bán một dịch vụ hay sản phẩm này sẽ dễ dàng bán thêm các sản phẩm khác, ví dụ ở trên đây sau khi khách hàng tìm kiếm dịch vụ thiết kế nội thất sẽ tìm tiếp những công ty xây dựng, và nếu cùng một đơn vị vừa thiết kế, thi công thì khách hàng sẵn sàng lựa chọn luôn cùng một đơn vị. Điều này mang lại tiện ích lớn cho khách hàng.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Các hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A). Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải