Đang gửi...

HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP M&A

  Giữa một nền kinh tế thị trường đầy biến động , có rất nhiều cách tạo ra lợi nhuận và sẽ có rất nhiều cơ hội có thể nắm bắt, một trong những cách nắm bắt cơ hội kinh doanh mà các thương nhân thường áp dụng là thông qua hoạt động mua - bán doanh nghiệp (M&A). Điều này sẽ mang đến cho các nhà đầu tư nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn nếu họ thực sự là những người có tầm nhìn chiến lược, có hiểu biết sâu rộng về tài chính, pháp luật và đặc biệt là họ phải có được sự nhạy cảm trong kinh doanh. Với đội ngũ chuyên viên và luật sư giàu kinh nghiệm, Luật Doanh Trí sẽ giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng thông qua bài viết dưới đây.

Mục lục

  Giữa một nền kinh tế thị trường đầy biến động , có rất nhiều cách tạo ra lợi nhuận và sẽ có rất nhiều cơ hội có thể nắm bắt, một trong những cách nắm bắt cơ hội kinh doanh mà các thương nhân thường áp dụng là thông qua hoạt động mua - bán doanh nghiệp (M&A). Điều này sẽ mang đến cho các nhà đầu tư nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn nếu họ thực sự là những người có tầm nhìn chiến lược, có hiểu biết sâu rộng về tài chính, pháp luật và đặc biệt là họ phải có được sự nhạy cảm trong kinh doanh. Với đội ngũ chuyên viên và luật sư giàu kinh nghiệm, Luật Doanh Trí sẽ giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng thông qua bài viết dưới đây.

A.Cơ sở pháp lý:

   Ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện nay, nước ta vẫn chưa có một văn bản quy pháp pháp luật nào để thống nhất điều chỉnh cụ thể hoạt động này. Quy định điều chỉnh cụ thể từng khía cạnh của hoạt động M&A được nằm rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Bộ Luật dân sự, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật chứng khoán, Luật thuế, Luật kế toán, Bộ Luật lao động, Luật các tổ chức tín dụng, Luật sở hữu trí tuệ, …

 Trong đó, có thể coi Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Luật đầu tư, Bộ luật dân sự là những văn bản luật chính để điều chỉnh M & A bởi lẽ nó quy định những vấn đề chung nhất liên quan đến M & A như hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp, hình thức tập trung kinh tế, hình thức đầu tư, thủ tục mua cổ phần, phần vốn góp, các loại hình doanh nghiệp, …

Còn các văn bản luật khác được coi là những văn bản phụ, đi kèm theo M&A trong từng lĩnh vực cụ thể như tín dụng, sở hữu trí tuệ, chứng khoán, kế toán, kiểm toán,…

B. Hoạt động M&A là gì?

   M&A, viết tắt của cụm từ Merger and Acquisition, là hoạt động mà một doanh nghiệp dành quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp khác thông qua hình thức sáp nhập hoặc có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ số cổ phần, vốn góp, tài sản của doanh nghiệp kia. Trong đó:

 • Mergers (sáp nhập): là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp thường có cùng quy mô với nhau để tạo ra một doanh nghiệp mới. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới.

• Acquisitions (mua lại): là hình thức kết hợp mà doanh nghiệp lớn sẽ mua các doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn, các doanh nghiệp bị mua lại này vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ và doanh nghiệp mua lại sẽ có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp mình mới mua.

C. Các lợi ích của M&A:

  M&A trên thế giới cũng như M&A tại Việt Nam đều được nhận định rằng, sẽ tạo ra giá trị tăng thêm (giá trị cộng hưởng) nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị doanh nghiệp sau M&A được nâng cao.

- Nâng cao quy mô doanh nghiệp: Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án…Quy mô doanh nghiệp tăng, phân phối hàng hóa được đẩy mạnh cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thị phần lớn hơn.

- Giảm chi phí nhân lực: Trên thực tế, khi hai hay nhiều bên sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp. Bởi vậy, M&A sẽ là dịp để các doanh nghiệp sàng lọc những vị trí làm việc kém hiệu quả, DN sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm.

- Cải thiện nguồn lực tài chính: Một trong những lợi ích nổi bật nhất khi thực hiện công việc M&A đó là sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Sau M&A, DN sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính.

- Nâng cao trình độ công nghệ - kỹ thuật và trình độ kinh doanh: Thông qua việc M&A, DN có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh. Khi M&A, việc chia sẻ bí quyết và kinh nghiệm kinh doanh giúp nâng cao trình độ và giúp cho doanh nghiệp được sáp nhập, mua lại học hỏi và tiếp cận được tới những doanh nghiệp lớn hơn, có kinh nghiệm hơn thông qua việc thỏa thuận chuyển giao sở hữu trí tuệ giữa các bên, đồng thời giúp cho doanh nghiệp nhỏ hơn không mất công sức, tiền bạc,thời gian để tích lũy những kinh nghiệm đó.

D. Các hình thức M&A phổ biến hiện nay:


 

I. M&A theo chiều dọc:

  M&A theo chiều dọc (Vertical) được thực hiện với mục đích kết hợp hai công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất cùng một dịch vụ và dịch vụ tốt, nhưng khác biệt duy nhất là giai đoạn sản xuất mà họ đang hoạt động.

   Hai doanh nghiệp có cùng một dịch vụ tốt, có cùng chuỗi giá trị sản xuất, họ thường có xu hướng xúc tiến theo hình thức M&A này. Hai doanh nghiệp này cùng kinh doanh một mặt hàng nhưng chỉ khác nhau về giai đoạn sản xuất như việc một chuỗi cửa hàng quần áo mua lại một nhà máy sản xuất vải. Hình thức này thường được thực hiện nhằm duy trì đảm bảo nguồn cung cấp nguồn hàng thiết yếu, tránh mọi sự gián đoạn trong nguồn cung cấp. Bên cạnh đó, M&A theo chiều dọc cũng nhằm mục đích giảm nguồn cung cấp cho các đối thủ cạnh tranh từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm thiểu các chi phí trung gian không cần thiết.

 

II. M&A theo chiều ngang:

  M&A theo chiều ngang (Horizontal) là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp cung cấp các dòng sản phẩm và dịch vụ giống nhau hoặc tương tự cho người tiêu dùng cuối cùng, có nghĩa là cùng ngành và ở cùng một giai đoạn sản xuất. Các công ty, trong trường hợp này, thường là đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

  Ví dụ: Vào tháng 1/2016 Toyota đã tuyên bố là họ tiến hành mua lại toàn bộ của Daihatsu (một thương hiệu ô tô được thành lập sớm nhất tại Nhật Bản). Cách làm này của Toyota được cho là cụ thể hóa việc mở rộng quy mô sản xuất nội địa hóa các mẫu oto cỡ nhỏ.

 

III. M&A kết hợp

   M&A kết hợp (Conglomerate) là hình thức mua bán và sáp nhập để hình thành nên các tập đoàn. Việc sáp nhập kiểu tập đoàn diễn ra giữa các công ty phục vụ cùng một khách hàng trong một ngành cụ thể, nhưng họ không cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giống nhau. Sản phẩm của họ có thể được bổ sung, sản phẩm đi cùng nhau, nhưng về mặt kỹ thuật không phải là sản phẩm giống nhau.

  Việc sát nhập theo hình thức này thường diễn ra giữa các công ty mà họ cùng cung cấp cho cùng một đối tượng trong một ngành hàng cụ thể. Tuy nhiên các sản phẩm, dịch vụ của những công ty này không giống nhau. Thường là các sản phẩm, dịch vụ sau khi sát nhập sẽ bổ sung cho nhau. Ví dụ như một công ty cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất mua lại một công ty xây dựng. Hai công ty này có cùng một tệp khách hàng, cùng một đối tượng. Sau khi tiến hành M&A, các sản phẩm này sẽ bổ sung cho nhau, giúp khách hàng thuận lợi hơn vì hai dịch vụ này sẽ liên quan đến nhau, thường được sử dụng cùng nhau. Mục đích của hình thức M&A này sẽ giúp các công ty đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Cùng với đó giúp gia tăng thị phần và lợi nhuận bởi vì khi bán một dịch vụ hay sản phẩm này sẽ dễ dàng bán thêm các sản phẩm khác, ví dụ ở trên đây sau khi khách hàng tìm kiếm dịch vụ thiết kế nội thất sẽ tìm tiếp những công ty xây dựng, và nếu cùng một đơn vị vừa thiết kế, thi công thì khách hàng sẵn sàng lựa chọn luôn cùng một đơn vị.  Điều này mang lại tiện ích lớn cho khách hàng.

E. Quy trình mua bán doanh nghiệp

    Không giống như những giao dịch đơn thuần khác, mua bán doanh nghiệp là một quá trình gồm nhiều giai đoạn phức tạp, đòi hỏi các chủ thể tham gia phải có một mục tiêu nhất định và có sự am hiểu về mặt thị trường, tài chính và pháp lý. Mỗi thương vụ M&A đều có những điểm riêng biệt nhất định nhưng nhìn chung, đa số các thương vụ vẫn được tiến hành theo một quy trình tổng quát như sau:

*Bước 1: Đặt ra chiến lược kinh doanh và tìm kiếm công ty mục tiêu

   Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành một thương vụ M&A đều nhằm thực hiện một mục đích nhất định như mở rộng phạm vi kinh doanh, mở rộng thị phần trên thị trường,… Vì vậy, để thương vụ của mình tiến hành đúng với mục đích đề ra, doanh nghiệp phải vạch ra một chiến lược và lộ trình cụ thể để xác định mục tiêu. Sau đó, doanh nghiệp có thể tìm kiếm và lựa chọn công ty mục tiêu để tiến hành mua sao cho phù hợp với định hướng kinh doanh của mình đã đề ra. Công ty mục tiêu nên có những ưu thế nhất định để bên mua có thể tận dụng và tiếp tục khai thác như có nguồn khách hàng, đối tác ổn định, có thị phần và vị thế trên thị trường hoặc lợi thế về nhân lực, đất đai, hạ tầng, cơ sở vật chất,…

 

*Bước 2: Lên kế hoạch và đàm phán sơ bộ

   Sau khi đã xác định được mục tiêu và tìm được công ty có thể đáp ứng với các tiêu chí đã đề ra, Bên mua có thể trao đổi thêm thông tin, đàm phán với bên bán, lên kế hoạch và đưa ra một đề nghị với bên bán bằng cách soạn thảo một thư ý định (Letter of Intent) để phác thảo một số điều khoản cơ bản như giá cả, quyền và nghĩa vụ của hai bên,.. trước khi đàm phán và hoàn thiện tất cả các thủ tục còn lại.

 

*Bước 3: Báo cáo thẩm định

    Sau bước đánh giá sơ bộ trên, Bên mua sẽ tiến hành thuê các đơn vị tư vấn pháp lý và tài chính để đánh giá chuyên sâu về hoạt động của công ty mục tiêu.

 

   Khi tiến hành thẩm định doanh nghiệp, Bên mua sẽ được tiếp cận nhiều tài liệu nội bộ của Bên bán, vì vậy, trước khi tiến hành thẩm định, hai bên sẽ kí kết một hợp đồng bảo mật thông tin (Non disclosure agreement) để đảm bảo lợi ích hợp pháp và dữ liệu thông tin nội bộ doanh nghiệp của Bên bán trong trường hợp Bên mua không có ý định mua, tránh việc Bên mua lợi dụng dữ liệu nội bộ của Bên bán thông qua việc thẩm định để trục lợi.

 

Việc thẩm định thường chia làm hai phần:

 

  Thẩm định tài chính: tập trung kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chuyển nhượng vốn, các khoản vay vốn, tính ổn định của luồng tiền (có tính đến chu kỳ kinh doanh), kiểm tra khấu hao tài sản và khả năng thu hồi công nợ,..

Thẩm định pháp lý: tập trung đánh giá toàn bộ và chi tiết các vấn đề pháp lý liên quan đến tư cách pháp nhân, tình hình góp vốn và tư cách của các cổ đông, các quyền và nghĩa vụ pháp lý của đối tượng mục tiêu, tài sản, lao động, dự án,….

Kết quả của Báo cáo thẩm định chi tiết giữ vai trò rất quan trọng đối với Bên mua, giúp Bên mua hoạch định và nắm được tổng thể tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà mình đang có ý định tiến hành thâu tóm. Trên thực tế, đây chính là bước quyết định một thương vụ M&A được tiến hành hay không.

 

*Bước 4: Thẩm định giá

   Trên thực tế, đàm phán về giá là một khâu thường có nhiều mâu thuẫn khi mà Bên bán thường có xu hướng chào giá quá cao và Bên mua lại đề nghị mua với giá thấp. Do đó, các bên phải thuê một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để định giá công ty bởi lẽ giá trị của một công ty không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn hiện có mà việc định giá công ty còn có thể căn cứ vào các yếu tố như bí mật kinh doanh, công nghệ, quyền sở hữu tài sản vô hình,….

 

*Bước 5: Đàm phán và ký kết hợp đồng M&A

   Sau khi đạt được sự đồng thuận của các bước nêu trên, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng M&A để ghi nhận những cam kết của các bên đối với giao dịch, vừa đề cập đến khía cạnh pháp lý, vừa ghi nhận cơ chế phối hợp một cách hài hòa các yếu tố có liên quan đến giao dịch M&A khác như tài chính, lao động, quản lý, phát triển thị trường,… Hay nói một cách khác, Hợp đồng M&A cần phải được điều chỉnh để trở thành công cụ bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch cho đến suốt hậu M&A.

 

  Sau khi thỏa thuận hoàn thành, các bên tiến hành các thủ tục pháp lý chính thức liên quan đến việc ghi nhận sự chuyển giao từ Bên bán sang Bên mua, đặc biệt với các loại tài sản, quyền phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hành về”Hoạt động M&A”. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

 

 

 

 

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải