Đang gửi...

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN LOẠI NHỎ

Lượt xem 326
Hiện nay, vận tải biển hiện đảm nhiệm tới 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và một phần hàng hóa tới các vùng miền, là huyết mạch chính trong hệ thống vận chuyển, phân phối hàng hóa của nền kinh tế. Đối với tàu biển, một trong những loại tàu biển phổ biến không thể không nhắc tới tàu biển loại nhỏ. Thủ tục tương đối phổ biến hiện nay đó là thủ tục đăng ký tàu biển loại nhỏ. Vậy đăng ký tàu biển loại nhỏ sẽ bao gồm những thủ tục gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc.

Mục lục

 

Hiện nay, vận tải biển hiện đảm nhiệm tới 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và một phần hàng hóa tới các vùng miền, là huyết mạch chính trong hệ thống vận chuyển, phân phối hàng hóa của nền kinh tế. Đối với tàu biển, một trong những loại tàu biển phổ biến không thể không nhắc tới tàu biển loại nhỏ. Thủ tục tương đối phổ biến hiện nay đó là thủ tục đăng ký tàu biển loại nhỏ. Vậy đăng ký tàu biển loại nhỏ sẽ bao gồm những thủ tục gì?  Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc.

 

1. Điều kiện và yêu cầu đăng ký

– Đăng ký tàu biển loại nhỏ là việc đăng ký tàu biển có động cơ với công suất máy chính dưới 75 kW hoặc tàu biển không có động cơ nhưng có tổng dung tích dưới 50 hoặc có tổng trọng tải dưới 100 tấn hoặc có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20 mét và đáp ứng điều kiện sau:

– Tuổi của tàu biển, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động mang cờ quốc tịch nước ngoài đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tại Việt Nam được thực hiện theo quy định sau:

+ Tàu khách, tàu ngầm, tàu lặn: Không quá 10 năm;

+ Các loại tàu biển khác, kho chứa nổi, giàn di động: Không quá 15 năm;

+ Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định nhưng không quá 20 năm và chỉ áp dụng đối với các loại tàu: Chở hóa chất, chở khí hóa lỏng, chở dầu hoặc kho chứa nổi;

– Giới hạn về tuổi tàu biển quy định trên không áp dụng đối với tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài, thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền;

– Giới hạn về tuổi tàu biển quy định trên không áp dụng trong trường hợp tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam và thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam đã xóa đăng ký quốc tịch Việt Nam để đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài theo hình thức cho thuê tàu trần;

– Tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam mua theo phương thức vay mua hoặc thuê mua thì sau thời hạn đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam nếu tại thời điểm ký kết hợp đồng vay mua, thuê mua có tuổi tàu phù hợp với quy định

2. Hồ sơ thực hiện

– Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;

– Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển (bản chính) đối với tàu biển đã qua sử dụng; hoặc biên bản bàn giao tàu đối với tàu biển đóng mới (bản chính);

– Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính);

– Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định; gồm Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); Trường hợp đăng ký tàu công vụ thì nộp Quyết định thành lập cơ quan; đơn vị của cấp có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

– Trường hợp chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài nộp hộ chiếu; bản sao kèm bản chính để đối chiếu;

– Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

3. Trình tự thực hiện

Nộp hồ sơ 

– Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đăng ký tàu biển loại nhỏ đến Cơ quan đăng ký tàu biển.

– Cơ quan đăng ký tàu biển gồm:

+ Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.

+ Các Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải thực hiện nhiệm vụ đăng ký tàu biển theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam.

Trên đây Luật Doanh Trí đã mang tới Quý khách hàng những thông tin cơ bản về Thủ tục đăng ký tàu biển loại nhỏ. Quý khách hàng nếu gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua những hình thức sau: 

Hotline:0911233955

Email:[email protected]

Trụ sở chính: 146 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh- Công ty TNHH Tư vấn Luật Doanh Trí: D22, Đường số 7, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng

Bài viết ngày được thực hiện bởi: toanhthu

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải