Đang gửi...

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU TÀU BIỂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG ĐỂ PHÁ DỠ

Lượt xem 1547
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2019/NĐ-CP thay thế nghị định 114/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, trong đó cho phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, mở ra hướng đi và tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp tàu thủy của Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC).

Mục lục

Ngành công nghiệp tàu thủy hiện vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu sau thời gian dài đầu tư dàn trải, mất cân đối. Theo nhận định, ngành này sẽ gặp phải một số khó khăn trong những năm tới. Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục phải cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất kinh doanh vì thiếu việc làm, kinh doanh thua lỗ, lãng phí tài sản, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị, công nghệ đã được đầu tư; có doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chờ giải thể. Đứng trước những thách thức trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2019/NĐ-CP thay thế nghị định 114/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, trong đó cho phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, mở ra hướng đi và tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp tàu thủy của Việt Nam.

 

 

1. Khái quát chung về nhập khẩu, phá dỡ tàu đã qua sử dụng 

  • Phá dỡ tàu biển là hoạt động tháo dỡ toàn bộ cấu trúc tàu biển tại cơ sở phá dỡ tàu biển.
  • Cơ sở phá dỡ tàu biển là khu vực chuyên dụng để phá dỡ tàu biển.
  • Phương án phá dỡ tàu biển là kế hoạch do chủ cơ sở phá dỡ tàu biển lập để thực hiện việc phá dỡ đối với từng tàu biển.

2. Nguyên tắc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng

  • Việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, an toàn phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
  • Việc phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định.
  • Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải được đưa vào cơ sở phá dỡ trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan nhưng không vượt quá 90 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam; thời gian phá dỡ tàu biển không được kéo dài quá 180 ngày kể từ ngày bắt đầu phá dỡ.
  • Doanh nghiệp nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải mua bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định.

3. Các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ

 

 

– Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép.

– Tàu công-ten-nơ.

– Tàu chở quặng.

– Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật.

Tàu chở gas, khí hóa lỏng.

– Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.

– Giàn khoan nổi.

– Giàn khoan tự nâng.

– Tàu chứa nổi.

– Phương tiện chứa nổi và chuyển tải sản phẩm.

– Các loại tàu biển khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

4. Điều kiện nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ

– Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển để phá dỡ:

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

+ Có bộ phận về an toàn lao động và bảo vệ môi trường;

+ Có vốn pháp định 50 (năm mươi) tỷ đồng Việt Nam

– Giấy phép nhập khẩu có hiệu lực thực hiện trong 05 (năm) năm kể từ ngày cấp.

– Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép nhập khẩu.

5. Hồ sơ phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu

a) Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);

b) Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản gốc);

c) Hợp đồng mua bán tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);

d) Biên bản bàn giao tàu biển nước ngoài (01 bản gốc);

đ) Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);

e) Văn bản chứng nhận tình trạng sở hữu của tàu biển (01 bản gốc);

g) Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);

h) Bản kê danh mục vật liệu trên tàu của chủ tàu (01 bản gốc);

i) Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch phá dỡ tàu biển (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).

 

Trên đây là những tư vấn cơ bản mà Luật Doanh Trí muốn gửi đến Quý khách hàng. Trong phạm vi bài viết có thể sẽ không đủ để tư vấn một cách cụ thể đến Quý khách hàng, chính vì thế trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính Quý khách hàng gặp bất cứ khó khăn gì thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau đây: 

Hotline:0911233955

Email:[email protected]

Trụ sở chính: 146 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh - Công ty TNHH Tư vấn Luật Doanh Trí: D22, Đường số 7, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng!

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải