Đang gửi...

NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI KHÔNG CÓ TRONG DANH MỤC ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

Lượt xem 2113
Các loại thức ăn chăn nuôi có trong Danh mục công bố thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành thì các doanh nghiệp được quyền nhập khẩu một cách bình thường. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi mới, chưa được công bố lưu hành và không nằm trong Danh mục thuộc Thông tư 02/2019/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thì việc nhập khẩu sẽ thuộc thẩm quyền quản lý của Cục Chăn nuôi

Mục lục

Các loại thức ăn chăn nuôi có trong Danh mục công bố thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành thì các doanh nghiệp được quyền nhập khẩu một cách bình thường. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi mới, chưa được công bố lưu hành và không nằm trong Danh mục thuộc Thông tư 02/2019/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thì việc nhập khẩu sẽ thuộc thẩm quyền quản lý của Cục Chăn nuôi. Cụ thể về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố dùng để tiêu thụ trong nước cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

         1. Điều kiện để thức ăn chăn nuôi nhập khẩu không nằm trong Danh mục được được phép lưu hành tại Việt Nam

  • Thức ăn chăn nuôi phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng - Thông tư số 04/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi.
  • Mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt một (01) tên thương mại tương ứng.
  • Thức ăn chăn nuôi mới: Sau khi có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi mới có nhu cầu lưu hành tại Việt Nam thì phải tiến hành thực hiện các quy định công bố như trên và được phép sử dụng các kết quả thử nghiệm trong hồ sơ công nhận thức ăn chăn nuôi mới cho hoạt động công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp quy.

2. Trình tự nhập khẩu thức ăn chăn nuôi không nằm trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam

Đối với thức ăn chăn nuôi chưa có trong Danh mục thuộc Thông tư 02/2019/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành khi nhập khẩu phải có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam Cục Chăn nuôi và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Thông tư số 04/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các cá nhân và tổ chức có nhu cầu nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thực hiện các bước sau:

Bước 1: Thực hiện Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi tại Cục chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bước 2: Được Xác nhận lưu hành từ Cục chăn nuôi

Bước 3: Thương nhân thực hiện nhập khẩu lô hàng thức ăn chăn nuôi về Việt Nam

Bước 4: Thương nhân thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi.

Việc kiểm tra sẽ do cơ quan chức năng nhà nước và tổ chức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (sau đây viết tắt là tổ chức được chỉ định – tổ chức thứ ba) thực hiện một số công đoạn trong hoạt động kiểm tra theo phạm vi quy định tại quyết định chỉ định.

Bước 5: Kiểm tra chất lượng Thức ăn chăn nuôi đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và cấp Giấy công nhận về đạt tiêu chuẩn về chất lượng.

2.2   Hồ sơ đề nghị công nhận chất lượng gồm:

 - Đơn đề nghị công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu;

 - Giấy chứng nhận lưu hành tự do của hàng hoá nhập khẩu (Certificate of free sale) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

 - Thành phần, chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, nhãn của sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp;

 - Phiếu kết quả kiểm nghiệm thành phần chất lượng chủ yếu và các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi của nhà sản xuất đã có một trong các giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương; trường hợp nhà sản xuất không có một trong những giấy chứng nhận trên thì phiếu kết quả kiểm nghiệm phải được cấp từ cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền của nước xuất xứ hoặc được công nhận bởi tổ chức chứng nhận chất lượng;

- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam của nhà đăng ký nhập khẩu (chỉ nộp lần đầu).

Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có đóng dấu treo của nhà đăng ký nhập khẩu. Nếu bản gốc không phải là tiếng Anh thì bản dịch ra tiếng Việt phải có dịch thuật công chứng.

Nếu Quý khách hàng mong muốn được giúp đỡ và thực hiện thủ tục Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Doanh Trí. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất.

Xin vui lòng liên hệ theo hình thức sau :

Hotline: 0911.233.955 – 024.6293.8326

Email: luatdoanhtri @gmail.com

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: adconline

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải