Đang gửi...

GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỰC PHẨM

Lượt xem 350
Mọi cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống đều cần thực hiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm, đây cũng là điều kiện cơ bản để các tổ chức, cá nhân tiến hành đăng ký công bố sản phẩm sau này. Trong bài viết lần này, Luật Doanh Trí sẽ giúp các độc giả có cái nhìn tổng quát về các quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp sản xuất thực phẩm.

Mục lục

Cơ sở pháp lý:

- Luật an toàn thực phẩm 2010;

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP;

- Nghị định 155/2018/NĐ-CP.

Thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất thực phẩm:

1. Cơ quan thực hiện: Ban Quản lý An toàn thực phẩm

2. Chủ thể xin cấp Giấy phép: Tổ chức, cá nhân

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhóm thực phẩm:

– Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) (Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn):

– Thực phẩm chức năng:

– Các vi chất bổ sung vào thực phẩm:

– Phụ gia thực phẩm, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm:

– Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

3. Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);

+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

+ Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

+ Danh sách người sản xuất thực phẩm đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩmcó xác nhận của chủ cơ sở;

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Quy trình thực hiện:

Bước 1: Cơ sở sản xuất thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực  phẩm tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Ban Quản lý An toàn thực phẩm.

Bước 2: Ban Quản lý An toàn thực phẩm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3:

– Trường hợp hồ sơ có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung: Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc Ban Quản lý An toàn thực phẩm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở, nêu rõ lý do. Trường hợp quá 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị.

– Trường hợp hồ sơ không có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tổ chức thẩm định cơ sở (Trường hợp ủy quyền thẩm định cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền).

+ Nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu, Ban Quản lý An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở trong thời gian 05 ngày làm việc.

+ Nếu kết quả thẩm định chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục (thời gian khắc phục không quá 30 ngày). Sau khi khắc phục xong, cơ sở gửi báo cáo khắc phục về Ban Quản lý An toàn thực phẩm.

–  Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu, Ban Quản lý An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.

–  Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu, Ban Quản lý An toàn thực phẩm có văn bản thông báo cho cho cơ sở và cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trực tiếp của địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

–  Trường hợp thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận: Trường hợp thay đổi tên của doanh nghiệp hoặc đổi chủ cơ sở, thay đổi địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí và quy trình sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và Giấy chứng nhận còn thời hạn thì cơ sở gửi thông báo thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận và kèm bản sao văn bản hợp pháp thể hiện sự thay đổi đến Ban Quản lý. Ngoài các trường hợp nêu trên, cơ sởnộp lại hồ sơ mới để được thẩm định cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

Bước 4: Cơ sở căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý An toàn thực phẩm

5. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

6. Kết quả: Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc văn bản thông báo kết quả thẩm định không đạt cho cơ sở và cơ quan quản lý địa phương.

7. Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm:

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm: 2.500.000 đồng/01lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đồng/01 lần/ cơ sở.

Trên đây là những tư vấn của Luật Doanh Trí về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật Doanh Trí, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp:

Hotline: 0911233955

Email: [email protected]

Trụ sở chính: 146 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh- Công ty TNHH Tư vấn Luật Doanh Trí: D22,

Đường số 7, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng!

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải