Đang gửi...

GIẤY CHỨNG NHẬN FDA

Lượt xem 14417
Đăng ký FDA (Food and Drug Administration) là yêu cầu cơ bản đối với các cơ sở trong và ngoài nước sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm, thuốc, API hoặc thiết bị y tế tại Hoa Kỳ. Trên thực tế, đăng ký FDA đóng vai trò quan trọng trong quan hệ xuất nhập khẩu từ nước ngoài vào Mỹ và ngược lại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, quý khách hàng vui lòng theo dõi bài viết sau đây của Luật Doanh Trí.

Mục lục

Đăng ký FDA (Food and Drug Administration) là yêu cầu cơ bản đối với các cơ sở trong và ngoài nước sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm, thuốc, API hoặc thiết bị y tế tại Hoa Kỳ. Trên thực tế, đăng ký FDA đóng vai trò quan trọng trong quan hệ xuất nhập khẩu từ nước ngoài vào Mỹ và ngược lại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, quý khách hàng vui lòng theo dõi bài viết sau đây của Luật Doanh Trí.

 

.

 

1. FDA - Giấy chứng nhận FDA là gì?

FDA được viết tắt của các từ Food and Drug Administration (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ). FDA thuộc Bộ Y tế và Nhân sinh Hoa Kỳ, trụ sở được đặt tại Washington DC. Công dụng của FDA là giám sát và đánh giá chất lượng thực phẩm, dược phẩm có phù hợp với tiêu chí nhập khẩu vào Mỹ hay không. Trên thực tế thật khó để xác định chính xác FDA là gì bởi phạm vi hoạt động của FDA là cực kỳ rộng lớn. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể biết FDA là giấy chứng nhận và rất quan trọng khi bạn muốn gửi hàng đi Mỹ. 

Những hàng hóa thường bắt buộc phải có Giấy chứng nhận FDA khi nhập khẩu vào Mỹ là: thực phẩm, sản phẩm y tế (như thuốc, thiết bị và các sản phẩm sinh học), các sản phẩm điện tử phát ra bức xạ, thức ăn chăn nuôi, thuốc lá và mỹ phẩm. Mỗi sản phẩm tuân theo các quy định cụ thể và phải được tìm hiểu kĩ trước khi được nhập khẩu vào Mỹ. Vấn đề này, khách hàng có thể tìm hiểu về quy định áp dụng cho mỗi mặt hàng tại website của FDA.

Ngoài những hàng hóa thường bắt buộc phải có Giấy chứng nhận FDA thì cũng có những hàng hóa được miễn trừ như:

  • Thực phẩm được làm ra bởi cá nhân 

  • Hàng hóa được gửi đi Mỹ dưới dạng quà tặng cá nhân 

  • Hàng cá nhân gửi tới cá nhân theo hình thức phi mậu dịch 

  • Mẫu thực phẩm phi tiêu thụ có giá dưới 200USD. Đây là những món hàng khách hàng cần chứng minh nó là hàng mẫu, gửi đến các cơ sở sản xuất thực phẩm hoặc phòng thí nghiệm 

2. Lợi ích của FDA 

Lợi ích chính của FDA là giúp cho người dùng bảo vệ được sức khỏe của chính bản thân mình. Giấy chứng nhận FDA sẽ bảo đảm về thành phần và tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. Những sản phẩm tại Hoa Kỳ có chứng nhận FDA được đánh giá rất cao trên thế giới. Quá trình kiểm duyệt FDA sẽ “sàng lọc” được những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giúp con người sử dụng sản phẩm có độ an toàn, hiệu quả cao, giảm các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.

Do dó, Việt Nam cũng không ngoại lệ với xu hướng nhập hàng hóa từ Mỹ về ngày càng phát triển mạnh. Khi bạn muốn vận chuyển một mặt hàng nào tới Mỹ, để có thể thông quan được hàng hoá bạn sẽ cần rất nhiều giấy tờ và thủ tục pháp lý để chứng minh nguồn gốc xuất xứ, thành phần, giấy kiểm định chất lượng và giấy chứng nhận FDA của Mỹ. Nếu như không có những giấy tờ như vậy món hàng của bạn sẽ bị trả lại tại hải quan Mỹ và món hàng của bạn sẽ không thể gửi đến người thân tại Hoa Kỳ.

Ngoài ra, tiêu chuẩn FDA này đặt ra một phần nào đó giúp bảo vệ nền sản xuất và việc làm của Mỹ. Nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm y tế của đất nước xứ cờ hoa ngày càng nhiều, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 5-10% trong suốt thập kỷ qua. Và đang có xu hướng tiếp tục tăng.

 

 

3. Hậu quả của việc không đăng ký FDA cho sản phẩm

Luật pháp của Mỹ hiện quy định rất rõ về việc hàng nhập khẩu vào Mỹ không được chứng nhận FDA sẽ vi phạm Luật Liên bang và chính phủ Mỹ có thể truy tố trước pháp luật những doanh nghiệp này. Trường hợp đây là hàng nước ngoài nhập khẩu vào Mỹ, nếu vi phạm thì tất cả hàng hoá sẽ bị giữ tại cảng dưới sự quản lý của FDA & CBP (Bureau of Customs and Border Protection) và được xử lý theo điều (section) 801(m)(1) và quy định của Liên Bang. Chủ hàng phải chịu toàn bộ phí phát sinh cho việc lưu kho và di dời, thanh lý loại hàng này.

4. Thông tin, tài liệu đăng ký FDA

Về hồ sơ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 

  • Địa chỉ nhà máy sản xuất 

  • Giấy chứng nhận HACCP/ISO 22000 (nếu có)

  • Thông tin liên hệ văn phòng đại diện tại Mỹ 

  • Thông tin người làm việc và chịu trách nhiệm về FDA 

  • Thông tin khác

Về thời gian đăng ký FDA:

  • Đối với mặt hàng là thực phẩm: thời gian đăng ký là 01 đến 02 ngày (từ khi nhận đủ thông tin) 

  • Đối với mặt hàng là mỹ phẩm: thời gian đăng ký là 04 tuần (từ khi nhận đủ thông tin)

Tuy nhiên đối với đối tượng đăng ký là thực phẩm đóng hộp, đóng lon có chất lỏng, chất sệt phải đăng ký thêm FCE theo quy định. 

Trên đây là tư vấn sơ bộ của Luật Doanh Trí về các vấn đề pháp lý liên quan đến “Giấy chứng nhận FDA”. Nếu quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí qua các hình thức sau để được tư vấn chi tiết hơn:

Holine: 0911.233.955

Email: [email protected]

Gói dịch vụ tư vấn về Giấy chứng nhận FDA của Luật Doanh Trí bao gồm:

  • Tư vấn thủ tục đăng ký và cấp chứng nhận FDA

  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm 

  • Soạn thảo hồ sơ cần thiết cho quý khách hàng 

  • Đại diện quý khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền 

  • Đại diện quý khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền 

  • Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi hoàn thành công việc theo yêu cầu của Quý khách hàng.

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải