Đang gửi...

ĐỊA ĐIỂM TƯ VẤN THỦ TỤC LƯU HÀNH CÁC SẢN PHẨM NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM CHO CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI

Lượt xem 388
Hiện nay, công bố sản phẩm nhập khẩu tại Việt Nam là một thuật ngữ khá quen thuộc. Công bố sản phẩm nhập khẩu là việc tổ chức, cá nhân công bố tiêu chuẩn chất lượng của các sản phẩm nhập khẩu đã phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là một trong những quy định bắt buộc của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài chưa thực hiện công bố mà dã đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam sẽ bị nhà nước xử phạt theo quy định hiện hành. Với tình trạng sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài đang xuất hiện tràn lan trên thị trường thì việc thực hiện công bố sản phẩm đem lại rất nhiều tác dụng, không những cho người tiêu dùng, cho Nhà nước mà còn cho cả cơ sở kinh doanh thực hiện thủ tục công bố. Vậy địa điểm tư vấn thủ tục lưu hành các sản phẩm nhập khẩu nói chung tại Việt Nam như thế nào. Nếu Quý khách hàng đang tìm hiểu về vấn đề này thì đừng bỏ lữ bài viết dưới đây của Luật Doanh Trí.

Mục lục

Hiện nay, công bố sản phẩm nhập khẩu tại Việt Nam là một thuật ngữ khá quen thuộc. Công bố sản phẩm nhập khẩu là việc tổ chức, cá nhân công bố tiêu chuẩn chất lượng của các sản phẩm nhập khẩu đã phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là một trong những quy định bắt buộc của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài chưa thực hiện công bố mà dã đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam sẽ bị nhà nước xử phạt theo quy định hiện hành. Với tình trạng sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài đang xuất hiện tràn lan trên thị trường thì việc thực hiện công bố sản phẩm đem lại rất nhiều tác dụng, không những cho người tiêu dùng, cho Nhà nước mà còn cho cả cơ sở kinh doanh thực hiện thủ tục công bố. Vậy địa điểm tư vấn thủ tục lưu hành các sản phẩm nhập khẩu nói chung tại Việt Nam như thế nào. Nếu Quý khách hàng đang tìm hiểu về vấn đề này thì đừng bỏ lữ bài viết dưới đây của Luật Doanh Trí.

1. Khái quát chung về công bố sản phẩm nhập khẩu tại Việt Nam

Thực hiện công bố theo quy định bắt buộc của pháp luật là một phần nhưng nó cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho tổ chức, cá nhân thực hiện, là sự khẳng định của họ với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm đã được đảm bảo an toàn. Các sản phẩm đã được làm thủ tục công bố sẽ thu hút sự chú ý, lấy được niềm tin từ phía người tiêu dùng, có lợi thế cạnh tranh hơn so với những sản phẩm chưa được công bố. Cũng từ đây bạn sẽ nhanh chóng tạo dựng được thương hiệu, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, hoạt động kinh doanh hiệu quả tốt hơn, cho lợi nhuận nhiều hơn.

Các sản phẩm công ty bạn nhập khẩu từ nước ngoài đều phải thực hiện công bố thì mới được phép lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam.

2. Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP được chính phủ ban hành ngày 02/02/2018
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP ban hành ngày 12/11/2018
  • Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc Hội ban hành ngày 17/06/2010
  • Thông tư số 279/2016/TT-BTC được Bộ Tài Chính ban hành ngày 14/11/2016

3. Đối tượng cần đăng ký

  • Nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dinh dưỡng y học, dùng cho chế độ ăn kiêng đặc biệt
  • Các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi
  • Phụ gia thực phẩm không đúng đối tượng sử dụng do Bộ y tế quy định hoặc không nằm trong danh mục cho phép sử dụng trong thực phẩm, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới

​​​​​​​

4. Trình tự công bố

  1. Chuẩn bị hồ sơ công bố sản phẩm
  2. Lập chỉ tiêu kiểm nghiệm, đem sản phẩm đi kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm của nhà nước hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISSO 17025
  3. Nộp hồ sơ công bố sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đóng phí và lệ phí theo quy định. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm mới, chưa có trong danh mục được phép sử dụng sẽ nộp hồ sơ tại Bộ y tế – Cục an toàn thực phẩm. Các sản phẩm còn lại nộp hồ sơ tạ Chi cục an toàn thực phẩm của tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
  4. Cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và thông báo tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơ
  5. Tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thẩm định hồ sơ (nếu có)
  6. Nhận kết quả – giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm

5. Thành phần hồ sơ

Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 02 Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng với đầy đủ chỉ tiêu kiểm nghiệm đặc trưng cho mỗi sản phẩm cần công bố
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận y tế được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền của nước xuất khẩu sản phẩm
  • Tài liệu khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm, công dụng của các thành phần cấu tạo lên sản phẩm
  • Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất

Trên đây là những tư vấn cơ bản của Luật Doanh Trí về thủ tục lưu hành sản phẩm nhập khẩu tại Việt Nam. Luật Doanh Trí với sứ mệnh "tuân thủ pháp luật" và thỏa mãn nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng tạo nền tảng và cảm hứng cho sự thành công của Quý khách hàng. Nếu như quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, thực hiện thủ tục hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hướng dẫn thực hiện:

Hotline: 0911.233.955

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải