Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế đối với nhà đầu tư nước ngoài
Mục lục
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế hiện đang là một trong những hình thức được khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn khi đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, các điều kiện và thủ tục đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư theo hình thức này phức tạp và nhiều yêu cầu hơn so với nhà đầu tư trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài nên nắm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức này để hoạt động đầu tư được thuận tiện, hiệu quả.
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là gì?
Theo quy định của Luật đầu tư năm 2014, hoạt động đầu tư kinh doanh "là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.”
Khoản 1 Điều 22 Luật này cũng quy định:“nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.” Do đó, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là một trong những hình thức đầu tư tại Việt Nam được ghi nhận trong Luật Đầu tư 2014.
Luật Đầu tư năm 2014 không định nghĩa cụ thể hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, tổ chức kinh tế theo Khoản 16 Điều 3 Luật này là “tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.”
Như vậy, có thể hiểu đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là việc nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
2. Các điều kiện đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế đối với nhà đầu tư nước ngoài
Cả nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước đều được phép thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, việc thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài cần đảm bảo các điều kiện khăt khe hơn. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ:
Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác: phải đảm bảo tuân theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Thủ tục đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế đối với nhà đầu tư nước ngoài
Theo quy định tại Điều 44 Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, các bước để nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế như sau:
Bước 1: Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định
Bước 2: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư sẽ không phải nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không xem xét lại nội dung đã được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 3: Sau khi tổ chức kinh tế được thành lập, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế này. Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế sau khi được thành lập sẽ thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Vui lòng liên hệ để được tư vấn cụ thể!
Hotline: 0911.233.955 hoặc Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách!
Bài viết ngày được thực hiện bởi: haininh
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT TẠI VIỆT NAM NĂM 2022
- GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ LÀ GÌ
- THỦ TỤC QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH NĂM 2022
- CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM NĂM 2022
- THỜI GIAN CẤP, ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM NĂM 2022
- THỦ TỤC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM MỚI NHẤT NĂM 2022
- ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM MỚI NHẤT NĂM 2022
- Thủ tục thành lập công ty 100% vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thành lập công ty cổ phần kinh doanh thương mại có vốn nước ngoài tại Hà Nội
- Đầu tư nước ngoài kinh doanh sản xuất thiết bị điện tử tại Việt Nam cần lưu ý
- Thành lập công ty cổ phần kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam
- Người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cần lưu ý những vấn đề gì
- Thành lập công ty giải trí có vốn đầu tư Trung Quốc