DANH MỤC THỨC ĂN CHĂN NUÔI THEO TẬP QUÁN ĐƯỢC LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
Mục lục
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 02/2019/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam. Thông tư 02 thực chất là gia hạn Thông tư 26 - ban hành các sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo truyền thống, tập quán được phép lưu hành. Theo đó, thông tư mới này giữ nguyên toàn bộ nội dung của Thông tư số 26/2012/TT-BNNPTNT ban hành danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam (ban hành từ năm 2012).
Trong đó, Bộ nêu rõ Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán gồm 18 sản phẩm.
Theo Thông tư, Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán gồm 18 sản phẩm: 1- Ngô; 2- Thóc; 3- Lúa mì; 4- Gluten; 5- Đậu tương; 6- Khô dầu; 7- Sắn; 8- Hạt các loại; 9- Thức ăn thô; 10- Phụ phẩm của ngành sản xuất cồn ethylic từ hạt ngũ cốc (DDGS - Distillers Dried Grains Solubles); 11- Mía, 12- Các loại củ; 13- Các loại bã; 14- Thức ăn có nguồn gốc từ thủy sản; 15- Thức ăn có nguồn gốc từ động vật trên cạn; 16- Sữa và sản phẩm từ sữa; 17- Dầu, mỡ; 18- Dầu cá.
Thông tư cũng nêu rõ Danh mục sản phẩm nguyên liệu đơn dùng làm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam gồm 14 axit amin bổ sung trong thức ăn chăn nuôi, 25 vitamin bổ sung trong thức ăn chăn nuôi, 4 hợp chất hóa học bổ sung trong thức ăn chăn nuôi và Urê (Urea) là nguyên liệu đơn chỉ dùng làm thức ăn bổ sung cho gia súc nhai lại.
Danh mục này không đề cập tới nhiều loại nguyên liệu mà người nông dân, trong tập quán vẫn sử dụng cho chăn nuôi như: Cám bã, bèo tây, thân chuối (cho lợn), hay khoai tây, lá khoai, sắn, rau muống (cho thỏ)… Điều này khiến nhiều người băn khoăn đặt câu hỏi: Nếu tiếp tục sử dụng nguồn nguyên liệu không có trong danh mục được phép lưu hành theo quy định tại Thông tư 02 nêu trên cho chăn nuôi, thì có vi phạm pháp luật và bị xử phạt hay không?.
Thực tế, với những loại thức ăn chăn nuôi mà Bộ NN&PTNT chưa quy định cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật như cà rốt, su hào, cải bắp, rau, bèo, chuối... là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo tập quán thì người dân vẫn có thể sử dụng.
Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
1. Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam
1.1. Thức ăn có nguồn gốc thực vật
Số TT |
Tên thức ăn chăn nuôi |
Dạng sản phẩm |
1.1.1 |
Ngô |
Ngô hạt, ngô mảnh, ngô bột và các sản phẩm khác chỉ từ ngô được sản xuất làm thức ăn chăn nuôi |
1.1.2 |
Thóc |
Thóc, gạo, tấm, cám gạo và các sản phẩm khác chỉ từ thóc, gạo được sản xuất làm thức ăn chăn nuôi |
1.1.3 |
Lúa mì |
Mì hạt, bột mì, cám mì và các sản phẩm khác chỉ từ lúa mì được sản xuất làm thức ăn chăn nuôi |
1.1.4 |
Gluten |
Gluten ngô, gluten mì, gluten thức ăn chăn nuôi |
1.1.5 |
Đậu tương |
Đậu tương hạt, bột đậu tương nguyên dầu (cả vỏ hoặc tách vỏ) và các sản phẩm khác chỉ từ đậu tương được sản xuất làm thức ăn chăn nuôi |
1.1.6 |
Khô dầu |
Khô dầu đậu tương, khô dầu lạc, khô dầu cọ, khô dầu hạt cái, khô dầu vừng, khô dầu hướng dương, khô dầu lanh, khô dầu dừa, khô dầu bông, khô dầu đậu lupin |
1.1.7 |
Sắn |
Sắn củ, sắn bột, sắn lát và các sản phẩm khác chỉ từ sắn được sản xuất làm thức ăn chăn nuôi |
1.1.8 |
Hạt các loại |
Hạt đại mạch, hạt yến mạch, hạt cao lương (hạt lúa miến), hạt kê, hạt bông, hạt lanh, hạt vừng, hạt đậu xanh, hạt đậu Hà Lan, hạt lạc và các sản phẩm khác chỉ từ các hạt này được sản xuất làm thức ăn chăn nuôi |
1.1.9 |
Thức ăn thô |
Cỏ khô, cỏ tươi các loại; rơm các loại; vỏ trấu các loại |
1.1.10 |
Phụ phẩm của ngành sản xuất cồn ethylic từ hạt cốc (DDGS - Distillers Dried Grains Solubles) |
Có hàm lượng protein thô không nhỏ hơn 25,0; hàm lượng xơ thô không lớn hơn 12,0 (tính theo % khối lượng) |
1.1.11 |
Mía |
Mía, sản phẩm và phụ phẩm chỉ từ mía được sản xuất làm thức ăn chăn nuôi |
1.1.12 |
Các loại củ |
Khoai tây, khoai lang, khoai môn, khoai sọ |
1.1.13 |
Các loại bã |
Bã rượu, bã bia, bã dứa, bã đậu, bã sắn được dùng làm thức ăn chăn nuôi |
1.2. Thức ăn có nguồn gốc động vật
Số TT |
Tên thức ăn chăn nuôi |
Dạng sản phẩm |
1.2.1 |
Thức ăn có nguồn gốc từ thủy sản |
Bột cá, bột đầu tôm, bột vỏ tôm, bột vỏ sò, bột cua, bột gan mực |
1.2.2 |
Thức ăn có nguồn gốc từ động vật trên cạn |
Bột huyết, bột hemoglobin, bột xương, bột thịt xương, bột thịt, bột gia cầm, bột lông vũ thủy phân |
1.3. Sữa và sản phẩm từ sữa
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi |
Dạng sản phẩm |
1.3.1 |
Sữa và sản phẩm từ sữa |
- Whey có hàm lượng đường lactose không nhỏ hơn 60,0 (tính theo % khối lượng). - Lactose có hàm lượng đường lactose không nhỏ hơn 98,0 (tính theo % khối lượng). - Sữa nguyên bơ. - Bột sữa gầy. - Các sản phẩm được tách từ sữa. |
1.4. Sản phẩm dầu, mỡ
Số TT |
Tên thức ăn chăn nuôi |
Dạng sản phẩm |
1.4.1 |
Dầu, mỡ |
Dầu, mỡ có nguồn gốc từ thực vật, động vật |
1.4.2 |
Dầu cá |
Dầu cá có hàm lượng chất béo không nhỏ hơn 98,0 (tính theo % khối lượng) |
2. Danh mục sản phẩm nguyên liệu đơn dùng làm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam
Danh mục sản phẩm nguyên liệu đơn dùng làm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam
Xem thêm: Điều kiện cấp phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
2.1. Axit amin
Số TT |
Tên thức ăn chăn nuôi |
Công thức hóa học |
Yêu cầu kỹ thuật (%) |
|
Dạng hợp chất |
Dạng axit amin |
|||
2.1.1 |
L-Arginine |
C6H14N4O2 |
- |
≥ 98,5 (1) |
2.1.2 |
L-Cysteine hydrochloride |
C3H8ClNO2S |
- |
≥ 98,5 (1) |
2.1.3 |
L-Cysteine hydrochloride monohydrate |
C3H8ClNO2S.H2O |
- |
≥ 98,5 (1) |
2.1.4 |
L-Isoleucine |
C6H13N2O |
- |
≥ 98,5 (1) |
2.1.5 |
L-Leucine |
C6H13N2O |
- |
≥ 98,5 (1) |
2.1.6 |
L-Lysine (dạng lỏng) |
C6H14N2O2 |
- |
≥ 50,0 |
2.1.7 |
L-Lysine hydrochloride |
C6H15ClN2O2 |
≥ 98,5 (1) |
≥ 78,0 (1) |
2.1.8 |
L-Lysine sulfate |
C6H16N2O6S |
≥ 65,0 (1) |
≥ 51,0 (1) |
2.1.9 |
DL-Methionine |
C5H11NO2S |
- |
≥ 98,5 |
2.1.10 |
L-Methionine |
C5H11NO2S |
- |
≥ 90,0 (1) |
2.1.11 |
L-Serine |
C3H7NO3 |
- |
≥ 98,5 (1) |
2.1.12 |
L-Threonine |
C4H9NO3 |
- |
≥ 97,5 (1) |
2.1.13 |
L-Tryptophan |
C11H12N2O2 |
- |
≥ 98,0 |
2.1.14 |
L-Valine |
C5H11NO2 |
- |
≥ 98,5 (1) |
Ghi chú: (1) tính theo vật chất khô.
2.2. Vitamin
Số TT |
Tên thức ăn chăn nuôi |
Công thức hóa học |
Yêu cầu kỹ thuật |
|
Dạng hợp chất |
Dạng vitamin |
|||
2.2.1 |
Vitamin A (Retinyl) |
C20H30O |
- |
≥ 1 x 106 IU/g |
2.2.2 |
Vitamin A (Retinyl acetate) |
C22H32O2 |
- |
- Dạng bột: ≥ 5 x 105 IU/g; - Dạng dầu: ≥ 2,5 x 106 IU/g. |
2.2.3 |
Vitamin A (Retinyl palmitate) |
C36H60O2 |
- |
- Dạng bột: ≥ 2,5 x 105 IU/g; - Dạng dầu: ≥ 1,7 x 106 IU/g |
2.2.4 |
Vitamin B1 (Thiamine hydrochloride) |
C12H17ClN4OS.HCl |
≥ 98,0 %(1) |
≥ 87,8 % (1) |
2.2.5 |
Vitamin B1 (Thiamine mononitrate) |
C12H17N4OS.NO3 |
≥ 98,0 % (1) |
≥ 90,1 % (1) |
2.2.6 |
Vitamin B2 (Riboflavin) |
C17H20N4O6 |
- |
≥ 80,0 % (1) |
2.2.7 |
Vitamin B3 (Niacin/Nicotinic acid) |
C6H5NO2 |
- |
≥ 98,0 % (1) |
2.2.8 |
Vitamin B3 (Niacinamide/ Nicotinamide) |
C6H6N2O |
- |
≥ 98,0 % (1) |
2.2.9 |
Vitamin B5 (D-Calcium pantothenate/DL-Calcium pantothenate) |
C18H32CaN2O10 |
≥ 98,0 %(1) |
≥ 45,5% |
2.2.10 |
Vitamin B6 (Pyridoxine hydrochloride) |
C8H11NO3.HCl |
≥ 98,0 %(1) |
≥ 80,7 % (1) |
2.2.11 |
Vitamin B9 (Folic acid) |
C19H19N7O6 |
- |
≥ 95,0 %(1) |
2.2.12 |
Vitamin B12 (Cyanocobalamin) |
C63H88CoN14O14P |
- |
≥ 96,0 % (1) |
2.2.13 |
Vitamin C (L-Ascorbic acid) |
C6H8O6 |
- |
≥ 97,0% |
2.2.14 |
Vitamin C (L-Ascorbic acid-6-palmitate) |
C22H38O7 |
≥ 95,0 % |
≥ 40,3% |
2.2.15 |
Vitamin C (L-Calcium ascorbate) |
C12H14CaO12.2H2O |
≥ 98,0% |
≥ 80,5% |
2.2.16 |
Vitamin C (L-Sodium ascorbate) |
C6H7NaO6 |
≥ 98,0% |
≥ 87,1% |
2.2.17 |
Vitamin C (Sodium calcium ascorbyl phosphate) |
C6H6O9P.CaNa |
≥ 95,0 % |
≥ 35,0% |
2.2.18 |
Vitamin D2 (Ergocalciferol) |
C28H44O |
≥ 97,0 % |
≥ 4,0 x 107 IU/g |
2.2.19 |
Vitamin D3 (Cholecalciferol) |
C27H44O |
- |
- Dạng dầu: ≥ 1,0 x 106 IU/g; - Dạng bột: ≥ 5,0 x 105 IU/g |
2.2.20 |
Vitamin E (RRR-α-Tocopherol) |
C29H50O2 |
- |
≥ 50,0 % |
2.2.21 |
Vitamin E (DL-α-Tocopherol acetate) |
C31H52O3 |
- Dạng dầu: ≥ 92,0 % - Dạng bột: ≥ 50,0 % |
- Dạng dầu: ≥ 920 IU/g - Dạng bột: ≥ 500 IU/g |
2.2.22 |
Vitamin H (D-Biotin) |
C10H16N2O3S |
- |
≥ 97,5 % |
2.2.23 |
Vitamin K3 (Menadione dimethyl pyrimidinol bisulfite) |
C17H18N2O6S |
≥ 96,0 % |
≥ 43,9 % (dạng menadione) |
2.2.24 |
Vitamin K3 (Menadione nicotinamide bisulfite) |
C17H16N2O6S |
≥ 96,0 % |
≥ 43,9 % (dạng menadione) ≥ 31,2 % (dạng Nicotinamide) |
2.2.25 |
Vitamin K3 (Menadione sodium bisulfite) |
C11H9O5NaS.3H2O |
≥ 96,0 % |
≥ 50,0 % (dạng menadione) |
Ghi chú: (1) tính theo vật chất khô.
2.3. Khoáng
Số TT |
Tên thức ăn chăn nuôi/hợp chất hóa học |
Công thức hóa học |
Yêu cầu kỹ thuật, % |
|
Dạng hợp chất |
Dạng nguyên tố |
|||
2.3.1 |
Calcium carbonate |
CaCO3 |
≥ 98,0 (1) |
Ca ≥ 39,2 (1) |
2.3.2 |
Dicalcium phosphate |
CaHPO4.2H2O |
- |
P ≥ 16,5; Ca: 20,0-25,0 |
2.3.3 |
Monocalcium phosphate |
Ca(H2PO4)2.H2O |
- |
P ≥ 22,0; Ca: 15,0-18,0 |
2.3.4 |
Muối ăn |
NaCl |
- |
Na ≥ 35,7; Cl ≥ 55,2 |
Ghi chú: (1) tính theo vật chất khô.
2.4. Nguyên liệu đơn khác
Số TT |
Tên thức ăn chăn nuôi/hợp chất hóa học |
Công thức hóa học |
Chỉ tiêu kỹ thuật |
|
Dạng hợp chất |
Dạng nguyên tố |
|||
2.4.1 |
Urê (Urea) (1) |
CH4N2O |
- |
Hàm lượng nitơ (N) tính theo vật chất khô, không nhỏ hơn 46,0 (tính theo % khối lượng) |
Ghi chú: (1)chỉ dùng làm thức ăn bổ sung cho gia súc nhai lại
Trên đây là danh mục thức ăn chăn nuôi theo tập quán được lưu hành tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83
Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Tô Anh Thư
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Thủ tục công bố hợp quy máy tính xách tay nhập khẩu tại Bắc Ninh mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Quảng Ninh mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng trung tâm thương mại tại Vĩnh Phúc mới nhất năm 2022
- Thủ tục gia hạn visa cho người nước ngoài tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu ô tô tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép thành lập sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Hà Nội mới nhất 2022
- Thủ tục công bố đủ điều cung cấp dịch vụ diệt côn trùng theo quy định pháp luật mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục công bố mỹ phẩm mới nhất tại Việt Nam năm 2023
- đăng ký lưu hành chế phẩm diệt khuẩn trên máy bay mới nhất năm 2023 tại Việt Nam
- Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam