Đang gửi...

DANH MỤC CHẤT CẤM TRONG CHĂN NUÔI

Lượt xem 10565
Chất cấm trong chăn nuôi là toàn bộ các hóa chất, kháng sinh, chất hóa học dùng trong chăn nuôi mà gián tiếp gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và được luật pháp nghiêm cấm sử dụng, buôn bán, sản xuất.

Mục lục

1. Chất cấm trong chăn nuôi là gì?

 

 

Chất cấm trong chăn nuôi là toàn bộ các hóa chất, kháng sinh, chất hóa học dùng trong chăn nuôi mà gián tiếp gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và được luật pháp nghiêm cấm sử dụng, buôn bán, sản xuất.

Loại chất cấm được sử dụng nhiều nhất hiện nay vẫn là các chất hormone kích thích tăng trọng hay còn gọi là “chất tạo nạc” là một hợp chất hóa học tổng hợp phenethanolamine thuộc họ chất chủ vận β- agonist được xếp vào loại chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới.

Các chất chủ vận beta hay chất chủ vận thụ thể hormone tuyến thượng thận beta có tác dụng duỗi các cơ của đường dẫn khí, làm giãn rộng đường dẫn khí và dẫn đến việc hô hấp dễ dàng hơn. Chúng là một lớp các tác nhân bắt chước giao cảm tác động trên các thụ thể tuyến thượng thận beta. Các hormone sinh trưởng thuộc nhóm β – agonists có tác dụng kích thích tăng cường quá trình trao đổi chất, chúng điều khiển các chất dinh dưỡng hướng vào mô cơ mà không hướng vào mô mỡ, nhờ đó làm tăng tỷ lệ nạc.

Trong đó các chất kích thích tăng trọng chiếm tỉ lệ lớn gồm 2 nhóm chính là nhóm β2-agonist và nhóm các steroid; nguy hiễm nhất là nhóm β2-agonist.
Trong dược học, β2-agonist là một nhóm thuốc dùng để điều trị bệnh hen suyễn và bệnh tắc nghẽn mãn tính, có tác dụng làm giãn cơ trơn của đường khí quản dẫn đến mở rộng đường khí phế quản, giúp các bệnh nhân hen suyễn, bệnh đường phổi hô hấp bình thường trở lại.

Các chất β2-agonist sử dụng trái phép trên động vật, các chất này tích lũy trong cơ thể động vật và tồn dư lại trong sản phẩm được con người sử dụng. Việc sử dụng thường xuyên các sản phẩm thực phẩm có tồn dư các chất tăng trưởng sẽ gây tác hại lớn cho người sử dụng. Các triệu chứng ngộ độc có hai loại: ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính. Ngộ độc cấp tính xảy ra khi người sử dụng sản phẩm có chứa hàm lượng cao các β2-agonist, với triệu chứng rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, phù nề, liệt cơ, tăng huyết áp, nguy cơ xảy thai…Ngộ độc mãn tính xảy ra khi người sử dụng tiêu thụ sản phẩm chứa các hóa chất tăng trưởng trong thời gian dài, có thể dẫn đến rối loạn hệ thống hormone của cơ thể, gây nhiễm độc gan, gây đột biến và có thể gây ung thư.

             2. Quy định về chất cấm trong chăn nuôi

Do các tác hại của hormone trong thực phẩm nên Ủy ban châu Âu đã cấm sử dụng các hormone sinh trưởng kể từ ngày 24/5/2000 và cấm tuyệt đối việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi như là chất kích thích sinh trưởng từ ngày 01/01/2006.

Ngày 28/11/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ban hành Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi. Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/01/2020 và thay thế các văn bản: Thông tư 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2014; Thông tư 42/2015/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2015; Thông tư 01/2017/TT-BNNPTNT ngày 16/01/2017; Thông tư 02/2019/TT-BNNPTNT ngày 11/02/2019.

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung quy định tại khoản 4 Điều 37, khoản 2 Điều 46, điểm d khoản 2 Điều 48, điểm c khoản 2 Điều 79 của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, bao gồm: Chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng; Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi; Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi; Danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi; Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao hồm tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam.

Đến thời điểm hiện tại, theo quy định của luật pháp Việt Nam có 25 loại chất cấm không được sử dụng trong chăn nuôi: Cụ thể tên các hóa chất, kháng sinh -  Carbuterol, Cimaterol, Clenbuterol, Chloramphenicol, Diethylstilbestrol (DES), Dimetridazole, Fenoterol, Furazolidon và các dẫn xuất nhóm Nitrofuran, Isoxuprin, Methyl-testosterone, Metronidazole, 19 Nor-testosterone, Ractopamine, Salbutamol, Terbutaline, Stilbenes, Trenbolone, Zeranol, Melamine (Với hàm lượng Melamine trong thức ăn chăn nuôi lớn hơn 2,5 mg/kg), Bacitracin Zn, Carbadox, Olaquidox, Vat Yellow 1 (tên gọi khác: flavanthrone, flavanthrene, sandothrene), Vat Yellow 2 (tên gọi khác: Indanthrene), Vat Yellow 3 (tên gọi khác: Mikethrene), Vat Yellow 4 (tên gọi khác: Dibenzochrysenedione, Dibenzpyrenequinone), Auramine (tên gọi khác: yellow pyoctanine; glauramine, Cysteamine.

Công ty Luật Doanh Trí có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tư vấn về đăng ký thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam gồm các quy định pháp lý và thực hiện thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chúng tôi hỗ trợ Quý khách hàng về:

- Thủ tục đăng ký mới: Tiến hành thủ tục hành chính để đăng ký mới sản phẩm thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam (sản xuất trong nước và nhập khẩu);

- Thủ tục đăng ký lại: Việc đăng ký vào Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép nhập khẩu vào Việt Nam sẽ hết hạn sau 5 năm. Do đó, cần phải đăng ký mới để nhập khẩu vào Việt Nam.

- Thủ tục kiểm nghiệm, khảo nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi...

Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng vụ của Doanh Tri Law, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi:

Công ty TNHH Tư vấn Luật Doanh Trí

Điện thoại: 0911.233.955

Email: [email protected]

Trân trọng cảm ơn./.

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: adconline

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải