Đang gửi...

CÔNG NHẬN DÒNG VÀ GIỐNG VẬT NUÔI MỚI

Lượt xem 1549
Theo quy định tại Luật Chăn nuôi 2018 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020) thì giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.

Mục lục

Theo quy định tại Luật Chăn nuôi 2018 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020) thì giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau. Còn theo quy định tại Khoản 11 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 thì dòng, giống vật nuôi mới là dòng, giống vật nuôi lần đầu được tạo ra trong nước hoặc lần đầu được nhập khẩu vào Việt Nam. Nói tóm lại dòng là một nhóm vật nuôi trong giống, mang những đặc điểm chung của giống nhưng có dặc điểm riêng đã ổn định. Để hiểu rõ hơn, sau đây Luật Doanh Trí sẽ đưa ra thêm những kiến thức pháp lý về “Công nhận dòng và giống vật nuôi mới” cho bạn đọc cùng tham khảo.

 

 

Công nhận dòng, giống vật nuôi mới

Theo quy định tại Điều 26 Luật Chăn nuôi 2018 thì dòng, giống vật nuôi mới là dòng, giống vật nuôi lần đầu được tạo ra trong nước hoặc lần dầu được nhập khẩu vào Việt Nam. Dòng, giống vật nuôi mới phải thực hiện khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất, trừ dòng, giống vật nuôi được tạo ra từ kêt quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp Quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Điều 26 Luật Chăn nuôi 2018.

Hồ sơ thủ tục công nhận dòng, giống vật nuôi mới:

1. Hồ sơ công nhận dòng, giống vật nuôi mới bao gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận dòng, giống vật nuôi mới, ghi rõ tên dòng, giống vật nuôi, nguồn gốc, xuất xứ;

b) Kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

2. Việc công nhận dòng, giống vật nuôi mới được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận dòng, giống vật nuôi mới gửi 01 bộ hồ sơ bản giấy hoặc bản điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, đánh giá hồ sơ. Trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận dòng, giống vật nuôi mới; trường hợp không đạt yêu cầu phải nêu rõ lý do.

  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi).​​​​​​
  • Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) tổ chức thẩm định, đánh giá hồ sơ. Trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục trưởng Cục Chăn nuôi) quyết định công nhận dòng, giống vật nuôi mới; trường hợp không đạt yêu cầu phải nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện: Chưa quy định.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị công nhận dòng, giống vật nuôi mới, ghi rõ tên dòng, giống vật nuôi, nguồn gốc, xuất xứ;
  • Kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

– Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

– Thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

  • Tổ chức.
  • Cá nhân.

6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi)

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

Thời hạn hiệu lực của Quyết định hành chính: Không.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Không.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

– Mỗi dòng, giống vật nuôi mới chỉ được đặt một tên phù hợp bằng tiếng Việt.

– Việc đặt tên dòng, giống vật nuôi mới phải bảo đảm không thuộc các trường hợp sau đây:

  • Trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên dòng, giống vật nuôi đã được công nhận;
  • Chỉ bao gồm chữ số;
  • Vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
  • Trùng với cách đọc hoặc cách viết tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân;

 

 

Nếu quý khách hàng mong muốn được giúp đỡ và sử dụng dịch vụ tư vấn công nhận dòng, giống vật nuôi mới, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Doanh Trí. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất và nhanh chóng nhất

Xin vui lòng liên hệ theo hình thức sau :

Hotline: 0911.233.955 – 024.6293.8326

Email: luatdoanhtri @gmail.com

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng.

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải