Các hình thức đầu tư tại Việt Nam
Mục lục
Khi thực hiện hoạt động đầu tư, nhà đầu tư được quyền tự do lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của mình. Việc lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp đóng vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện hoạt động dự án đầu tư hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Chính vì vậy, việc nắm rõ các quy định của pháp luật về đặc điểm và điều kiện của từng hình thức đầu tư trước khi tiến hành hoạt động đầu tư là rất cần thiết.
Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định hoạt động đầu tư kinh doanh là “việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư” (Khoản 5 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014)
Với quy định về hoạt động đầu tư như trên, pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận bốn loại hình thức đầu tư bao gồm: thành lập tổ chức kinh tế; góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP) và đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Những quy định này của Luật đầu tư năm 2014 đã có những điểm được bổ sung, thay đổi đang kể so với Luật Đầu tư năm 2005. Các hình thức này được quy định cụ thể trong Luật Đầu tư 2014 như sau:
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư được phép thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định và phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của Luật Đầu tư và các điều kiện về hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư, điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Sau khi tổ chức kinh tế được thành lập, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế này.
2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Bên cạnh việc thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư còn được quyền đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế phải thực hiện theo quy định về hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế của Luật Đầu tư, cụ thể:
- Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
+ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần
+ Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
+ Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc hai trường hợp trên.
- Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
+Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông
+ Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh
+ Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp trên.
Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức trên phải đáp ứng các điều kiện được quy định trong Luật Đầu tư
3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP)
Đây là hình thức đầu tư mới được quy định trong Luật Đầu tư 2014. Khi thực hiện đầu tư theo hình thức này, mhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. Lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức này được quy định chi tiết tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
Đây là hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận. Theo quy định tại Điều 28 Luật Đầu tư năm 2014, Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về dân sự; hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định.
Hình thức đầu tư này đang ngày càng được nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn khi thực hiện các hoạt động đầu tư bởi ưu điểm nổi bật là không yêu cầu phải thành lập pháp nhân, nhà đầu tư và đối tác có thể thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng một cách linh hoạt, tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc thành lập và duy trì hoạt động của một pháp nhân mới.
Trên đây là một số nét khái quát về các hình thức đầu tư được quy định trong Luật đầu tư năm 2014. Việc lựa chọn hình thức đầu tư nào trong số các hình thức trên tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng, chiến lược phát triển của nhà đầu tư và đặc điểm của hoạt động đầu tư.
Vui lòng liên hệ để được tư vấn cụ thể!
Liên hệ Hotline: 0911.233.955 h hoặc Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách!
Bài viết ngày được thực hiện bởi: haininh
![](/Uploads/images/advertising/logo.png)
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
![](/Content/html/images/ic-mail_2.png)
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT TẠI VIỆT NAM NĂM 2022
- GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ LÀ GÌ
- THỦ TỤC QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH NĂM 2022
- CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM NĂM 2022
- THỜI GIAN CẤP, ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM NĂM 2022
- THỦ TỤC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM MỚI NHẤT NĂM 2022
- ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM MỚI NHẤT NĂM 2022
- Thủ tục thành lập công ty 100% vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thành lập công ty cổ phần kinh doanh thương mại có vốn nước ngoài tại Hà Nội
- Đầu tư nước ngoài kinh doanh sản xuất thiết bị điện tử tại Việt Nam cần lưu ý
- Thành lập công ty cổ phần kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam
- Người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cần lưu ý những vấn đề gì
- Thành lập công ty giải trí có vốn đầu tư Trung Quốc