Đang gửi...

5 BƯỚC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 2021

Lượt xem 324
Thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính đơn thuần như những thủ hành chính khác. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp cũng sẽ gặp không ít rắc rối nếu như không được trang bị đầy đủ và tìm hiểu kỹ càng về vấn đề đăng ký thành lập.   Năm 2020 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế Thế giới nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Bước vào năm 2021, đánh dấu một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam và sự vươn lên trước trước khó khăn cũng như ảnh hưởng của dịch Covid 19. Trước những trở ngại của nền kinh tế, việc thành lập doanh nghiệp đã trở nên đơn giản hơn, nhằm tạo điều kiện và cơ hội cho nhiều công ty được khởi nghiệp, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế trước những trở ngại gây ra bởi đại dịch Covid 19.Vậy quá trình này diễn ra như thế nào? Cùng Luật Doanh trí tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.  

Mục lục

Thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính đơn thuần như những thủ hành chính khác. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp cũng sẽ gặp không ít rắc rối nếu như không được trang bị đầy đủ và tìm hiểu kỹ càng về vấn đề đăng ký thành lập.  

Năm 2020 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế Thế giới nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Bước vào năm 2021, đánh dấu một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam và sự vươn lên trước trước khó khăn cũng như ảnh hưởng của dịch Covid 19. Trước những trở ngại của nền kinh tế, việc thành lập doanh nghiệp đã trở nên đơn giản hơn, nhằm tạo điều kiện và cơ hội cho nhiều công ty được khởi nghiệp, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế trước những trở ngại gây ra bởi đại dịch Covid 19.Vậy quá trình này diễn ra như thế nào? Cùng Luật Doanh Trí tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.  

1. Căn cứ pháp lý   

Luật Doanh nghiệp 2020. 

Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp.  

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp  

Nghị định số 108/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp 

Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia BHXH, đăng ký sử dụng hóa đơn doanh nghiệp. 

Nghị định số 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019. 

Quyết định số 1523/QĐ-BKHĐT ngày 19 tháng 10 năm 2020 về công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hạch và đầu tư ngày 19 tháng 10 năm 2020. 

2. Chủ thể có quyền được thành lập Doanh nghiệp 

Khoản 1 và 2, Điều 17 của Luật Doanh nghiệp quy định về các tổ chức, cá nhân có quyền và không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Các chủ thể sau đây không có quyền được thành lập doanh nghiệp:  

Các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan và đơn vị công tác của mình; 

Các cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; 

Các sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; 

Các Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; 

Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; 

 Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. 

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; 

Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. 

3. Tài liệu cần chuẩn bị trước khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp:  

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp 

A) Đối với doanh nghiệp tư nhân cần có:  

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp  

+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân 

B) Đối với công ty hợp danh cần có:  

+ Điều lệ công ty  

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp  

Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên  

+ Danh sách thành viên  

++ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư. 

C) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn cần có: 

+ Điều lệ công ty  

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp  

+ Danh sách thành viên 

+ Bản sao của các giấy tờ sau đây:  

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là người đại diện theo pháp luật;  

Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. (Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự).  

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư. 

D) Đối với công ty cổ phần cần có  

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp  

+ Điều lệ công ty  

+ Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài  

+ Bản sao các giấy tờ sau:  

Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.  

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; 

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

4. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp:  

A) Chuẩn bị hồ sơ:  

Xác định loại hình doanh nghiệp để lựa chọn: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần. 

Đặt tên công ty: Chức danh của công ty bao gồm hai phần: Loại hình và tên riêng. Tên của doanh nghiệp không được phép trùng hoặc có sự nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc. 

Địa chỉ trụ sở chính công ty.  

Ngành, nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của công ty 

Vốn điều lệ công ty: Đặt mức vốn điều lệ phù hợp dựa trên khả năng và nhu cầu của thành viên và cổ đông theo đúng quy định của pháp luật  

Người đại diện theo pháp luật của công ty: Người đại diện của công ty, sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh của công ty. 

Bản sao có chứng thực giấy tờ pháp lý của thành viên/ cổ đông sáng lập. 

B) Nộp hồ sơ:  

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây: 

Đăng ký trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; 

Đăng ký qua dịch vụ bưu chính; 

Đăng ký qua mạng thông tin điện tử. 

C) Giải quyết hồ sơ:  

Trong thời hạn 03 ngày  kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; đối với những trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi và  bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp; 

Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do. 

D) Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:  

Sau khi tiếp nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ Cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể bắt đầu tiến hành khắc con dấu pháp nhân, mở và đăng ký tài khoản ngân hàng, đăng ký hoá đơn điện tử, và mua chữ ký số để kê khai thuế.  

 

Theo quy định tài Điều 27, Luật Doanh nghiệp năm 2020  

1) Doanh nghiệp chỉ có thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đã đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 

a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đó không bị cấm đầu tư kinh doanh; 

b) Bí danh hay tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của Luật  

c) Phải có một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; 

d) Đóng và nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật  

2) Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới các hình thức khác, thì Doanh nghiệp có thể nộp lệ phí và được cấp lại Giấy chứng nhận.  

Trên đây, Luật Doanh Trí đã mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất về 5 Bước đăng ký thành lập doanh nghiệp mới nhất 2021 . Chúng tôi tin rằng với những thông tin này, Quý khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì có liên quan đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau đây:

Hotline: 0911233955

Email:[email protected]

Trụ sở chính: 146 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh- Công ty TNHH Tư vấn Luật Doanh Trí: D22, Đường số 7, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng!

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: toanhthu

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải