ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI CHỨA KHÁNG SINH
Thức ăn trong chăn nuôi là một trong những điều rất quan trọng chăn nuôi, và là lĩnh vực tất yếu trong ngành sản xuất chăn nuôi. Để chăn nuôi thành công, ngoài các yếu tốt tất yếu như con giống tốt, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, điều kiện môi trường thuận lợi, kỹ thuật chăm sóc vật nuôi thì thức ăn cũng là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn vật nuôi, môi loại thức ăn đều có những thành phần chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra ngày nay, để tăng năng suất và có thể phòng bệnh cho vật nuôi, nhiều hộ gia đình đã sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh cho chúng. Việc sử dụng tùy tiện kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi có thể dẫn tới nguy cơ thực phẩm từ chăn nuôi và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Vậy Luật sẽ có những quy định gì về vấn đề này ? Sau đây Luật Doanh Trí sẽ đưa ra “Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh” cho Quý khách hàng đọc và tham khảo.Thức ăn trong chăn nuôi là một trong những điều rất quan trọng chăn nuôi, và là lĩnh vực tất yếu trong ngành sản xuất chăn nuôi. Để chăn nuôi thành công, ngoài các yếu tốt tất yếu như con giống tốt, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, điều kiện môi trường thuận lợi, kỹ thuật chăm sóc vật nuôi thì thức ăn cũng là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn vật nuôi, môi loại thức ăn đều có những thành phần chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra ngày nay, để tăng năng suất và có thể phòng bệnh cho vật nuôi, nhiều hộ gia đình đã sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh cho chúng. Việc sử dụng tùy tiện kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi có thể dẫn tới nguy cơ thực phẩm từ chăn nuôi và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Vậy Luật sẽ có những quy định gì về vấn đề này ? Sau đây Luật Doanh Trí sẽ đưa ra “Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh” cho Quý khách hàng đọc và tham khảo.
Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh
1. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
2. Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi theo đơn của người có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y để phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non, trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh.
3. Việc sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải tuân thủ hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thức ăn chăn nuôi.
4. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải thể hiện thông tin về tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm.
5. Chính phủ quy định tiêu chí đói với các loại vật nuôi ở giai đoạn con non được phép sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh đề phòng bệnh và lộ trình bỏ việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 13/2020/NĐ – CP
Căn cứ Luật chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018; Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi... Điều 12. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh
1. Tiêu chí đối với một số loại vật nuôi ở giai đoạn con non được sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh được quy định như sau:
a. Lợn con có khối lượng đến 25kg hoặc từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi
b. Gà, vịt, ngan, chim cút từ 01 đến 21 ngày tuổi;
c. Thỏ từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi;
d. Bê, nghé từ sơ sinh đến 06 tháng tuổi
2. Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia sức, gia cầm và thức ăn tinh cho gia sức ăn cỏ.
a. Việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi được quy định như sau:
b. Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh đặc biệt quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020;
c. Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh rất quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021;
d. Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 2 năm 2022;
e. Thuốc thú ý có chứa kháng sinh không thuốc quy định tại điểm a, b và c khoản này đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2025.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục kháng sinh quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều này.
Nếu quý khách hàng mong muốn được giúp đỡ và sử dụng đăng ký sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Doanh Trí. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất.
Xin vui lòng liên hệ theo hình thức sau :
Hotline: 0911.233.955 – 024.6293.8326
Email: luatdoanhtri @gmail.com
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng.
Mục khác
- THỦ TỤC CÔNG NHẬN GMP CHO CƠ SỞ SẢN XUÂT THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC TẠI NƯỚC NGOÀI
- HỒ SƠ CẤP PHÉP NHẬP KHẨU VẮC XIN NĂM 2021
- THỦ TỤC CẤP PHÉP NHẬP KHẨU VẮC XIN NĂM 2021
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH CHẾ PHẨM DIỆT CÔN TRÙNG DIỆT KHUẨN MỚI NHẤT NĂM 2021
- ĐIỀU KIỆN NHẬP KHẨU SINH PHẨM Y TẾ VÀO VIỆT NAM NĂM 2021
- TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY PHÉP LƯU HÀNH THIẾT BỊ Y TẾ 2021
- CÁC TÀI LIỆU CẦN CHUẨN BỊ KHI NHẬP KHẨU SINH PHẨM Y TẾ NĂM 2021
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THUỐC THÚ Y NĂM 2021
- 05 BƯỚC ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH NƯỚC RỬA TAY DIỆT KHUẨN NĂM 2021
- ĐIỀU KIỆN NHẬP KHẨU THUỐC HÓA DƯỢC TẠI VIỆT NAM 2021
- ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH SẢN PHẨM CHỐNG CÔN TRÙNG
- HỒ SƠ CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THUỐC TÂN DƯỢC NĂM 2021
- THỦ TỤC NHẬP KHẨU THUỐC TÂN DƯỢC NĂM 2021