Lựa chọn cơ chế bảo hộ cho logo: Nhãn hiệu hay Quyền tác giả?
Mục lục
Một logo có thể được bảo hộ theo một trong hai hoặc cả hai cơ chế: quyền tác giả và/hoặc nhãn hiệu miễn là nó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu bảo hộ. Vậy chủ sở hữu logo nên lựa chọn cơ chế nào để bảo hộ cho đối tượng sở hữu trí tuệ của mình. Việc thực hiện cả hai cơ chế bảo hộ có thực sự cần và xứng đáng không? Để đưa ra lựa chọn đúng, cần nắm được ưu và nhược điểm của từng cơ chế: cơ chế quyền tác giả và cơ chế nhãn hiệu.
1. Ưu và nhược điểm của đăng ký bảo hộ quyền tác giả
Ưu điểm
- Thời gian thực hiện nhanh chóng (01-02 tháng);
- Chi phí thấp, thủ tục đơn giản;
- Không giới hạn lĩnh vực bảo hộ;
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam là bằng chứng hiển nhiên về hiệu lực của quyền tác giả đối với tác phẩm. Chủ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam không phải chứng minh quyền sở hữu đói với quyền tác giả và các quyền liên quan trong tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ khác;
- Giúp chủ sở hữu dễ dàng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho người khác, được hưởng thù lao và tiền bản quyền;
- Giúp các cơ quan thực thi dễ dàng hơn trong việc thụ lý giải quyến vụ vi phạm quyền tác giả, đặc biệt là trong thời gian chưa hoàn tất thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
- Giúp xác định ngày công bố tác phẩm khi xử lý các vấn đề vi phạm;
Xem thêm: 3 điều cần biết trước khi đăng ký bản quyền; Đăng ký bản quyền tác giả cho logo thương hiệu
Nhược điểm
- Thực thi chống xâm phạm dựa trên Quyền tác giả không mạnh bằng Quyền nhãn hiệu
Xem thêm: Cập nhật những quy định mới về hồ sơ, thủ tục đăng ký bản quyền
2. Ưu và nhược điểm của đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Ưu điểm
- Giá trị bảo hộ cao, được thẩm định kỹ lưỡng
- Thực thi chống xâm phạm mạnh hơn so với Quyền tác giả.
Nhược điểm
- Thời gian thực hiện kéo dài (20-28 tháng);
- Chủ sở hữu chỉ được xác lập quyền đối với nhãn hiệu khi được cấp văn bằng bảo hộ. Trong giai đoạn thẩm định, chủ thể quyền chưa được thiết lập cơ sở pháp lý để yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm.
Xem thêm: Cập nhật những quy định mới về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
3. Kết luận
Trong nhiều trường hợp, một logo có thể đáp ứng tiêu chuẩn để bảo hộ dưới dạng Nhãn hiệu và/ hoặc Quyền tác giả. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không loại trừ việc logo được bảo hộ cả nhãn hiệu và quyền tác giả. Để chống lại các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, ngăn ngừa và hạn chế thiệt hại, ngoài việc đăng ký nhãn hiệu, trước khi tung sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp nên thực hiện các thủ tục cần thiết để đăng ký bảo hộ logo dưới dạng Quyền tác giả tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất. Việc này giúp phát huy thế mạnh cũng như khắc phục điểm yếu của từng cơ chế và bảo vệ tốt nhất tài sản sở hữu trí tuệ của tác giả, chủ sở hữu. Hơn nữa, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có thể giúp chủ sở hữu bảo vệ quyền của mình và thực thi chống lại hành vi vi phạm bị cáo buộc tại Việt Nam nếu hành vi vi phạm bị phát hiện khi đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đang trong giai đoạn thẩm định.
Trên đây là tư vấn của Luật Doanh Trí đối với Lựa chọn cơ chế bảo hộ cho logo: Nhãn hiệu hay quyền tác giả. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu và/hoặc quyền tác giả, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí qua các hình thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Bài viết ngày được thực hiện bởi: adcvietnam
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ