THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP ĐĂNG KÝ KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ NĂM 2021
Mục lục
Từ khi thành lập vào năm 1960 tới khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa, chuyển dần sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngành Du lịch Việt Nam đã trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành trở nên sôi động hơn với sự phát triển của đội ngũ doanh nghiệp, người lao động trong ngành, đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Với lợi thế về địa lý, thiên nhiên và văn hóa Việt nam sở hữu riêng cho mình nhiều di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giới và di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận như Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, quần thể danh thắng Tràng An, quần thể di tích cố đô Huế. Bên cạnh đó sự đa dạng trong ẩm thực, sự thân thiện của người dân và nền chính trị ổn định trở thành nguồn xúc tác mạnh mẽ thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong nhiều năm qua. Bên cạnh việc phát triển du lịch từ khách quốc tế tới Việt Nam, thì trong những năm gần đây người dân trong nước đi du lịch nước ngoài ngày càng nhiều. Với sự phát triển của nền kinh tế làm cho mức thu nhập của người dân được tăng cao nên nhiều cá nhân, tập thể có nhu cầu đi du lịch nước ngoài nhằm khám phá những vùng đất mới lạ hoặc đi tham gia cổ vũ các đội tuyển thể thao kết hợp với đi du lịch. Có nhiều hình thức đi du lịch là đi theo đoàn với số lượng lớn hoặc đi cá nhân theo sự hướng dẫn và chịu trách nhiệm của các Công ty lữ hành quốc tế. Nắm bắt được nhu cầu lớn của khách hành, nhiều năm qua đã có hơn 2000 Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được thành lập dưới nhiều hình thức như Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, và Công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Một số doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực này có thể nhắc tới Saigontourist, Hanoitourist, Vietravel.
Thủ tục xin cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế năm 2021
Dưới sự tác động đại dịch Covid 19 đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành du lịch, số lượng khách quốc tế tới Việt Nam giảm sút nghiêm trọng do hạn chế về đường bay quốc tế tới Việt Nam, những quy định về nhập cảnh và cách ly hiện nay chỉ áp dụng cho khách quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam dưới dạng chuyên gia, ngoại giao, có thân nhân ở Việt Nam hay có hoạt động đầu tư ở Việt Nam, bắt buộc phải có kết quả âm tính và cách ly 14 ngày sau khi tới Việt Nam. Đối với người dân trong nước hiện nay với việc kiểm soát dịch bệnh tại các quốc gia trên thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn và các quy định ngặt nghèo về nhập cảnh nên số lượng người dân đi du lịch quốc tế không diễn ra, trừ các trường hợp cần thiết bắt buộc phải đi ra nước ngoài. Trước tình hình đó, theo thống kê của Tổng cục du lịch trong năm 2020 đã có 95% các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trên cả nước dừng hoạt động. Có 137 doanh nghiệp lữ hành quốc tế xin thu hồi giấy phép. Bước sang năm 2021, với những tín hiệu khởi sắc trong việc nghiên cứu và điều chế Vacxin Covid 19, sự kiểm soát tốt dịch bệnh của các quốc gia và những chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan liên quan sẽ tạo tiền đề để nhiều doanh nghiệp tham gia dịch vụ kinh doanh lữ hành quốc tế. Tuy nhiên, để tham gia vào lĩnh vực này, Doanh nghiệp cần phải xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Vậy thủ tục đó được tiến hành như nào? Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm, Luật Doanh trí sẽ giải đáp thắc mắc của quý khách hàng Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế năm 2021
Xem thêm: Quy định về tên doanh nghiệp, tên chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Luật Đầu tư 2020;
- Luật Du lịch 2017;
- Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
- Thông tư số 33/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp Giấy phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam;
- Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
2. Điều kiện đối với Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
Theo Khoản 3, Điều 31 Luật Du lịch năm 2017, Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh sau đây sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
* Lưu ý: Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Mức ký quỹ gồm:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế;
* Lưu ý: Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành gồm một trong các chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị lữ hành; Điều hành tour du lịch; Marketing du lịch; Du lịch; Du lịch lữ hành; Quản lý và kinh doanh du lịch.
- Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
3. Phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế của Doanh nghiệp
- Theo Điều 30 Luật Du lịch 2017, phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế gồm:
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài;
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa;
- Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Xem thêm: Thủ tục cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mới nhất năm 2022
4. Hồ sơ đăng kí giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Hồ sơ đăng ký Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Đơn đề nghị cấp đổi/cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
5. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
- Trường hợp cấp mới giấy phép cho Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
Bước 1: Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế chuẩn bị hồ sơ theo quy định của Luật Du lịch 2017
Bước 2: Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp cấp đổi giấy phép cho Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trong trường hợp thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Thay đổi phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Bước 1: Doanh nghiệp đề nghị cấp đổi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế chuẩn bị hồ sơ theo quy định của Luật Du lịch 2017
Bước 2: Doanh nghiệp đề nghị cấp đổi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp đổi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở sở khi cấp đổi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp cấp lại giấy phép cho Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trong trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng
Bước 1: Doanh nghiệp đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế chuẩn bị hồ sơ theo quy định của Luật Du lịch 2017
Bước 2: Doanh nghiệp đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở sở khi cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là những thông tin về Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế năm 2021. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83
Liên hệ qua email: [email protected]
Xem thêm: THỦ TỤC XIN CHẤP THUẬN GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Thủ tục công bố hợp quy máy tính xách tay nhập khẩu tại Bắc Ninh mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Quảng Ninh mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng trung tâm thương mại tại Vĩnh Phúc mới nhất năm 2022
- Thủ tục gia hạn visa cho người nước ngoài tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu ô tô tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép thành lập sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Hà Nội mới nhất 2022
- Thủ tục công bố đủ điều cung cấp dịch vụ diệt côn trùng theo quy định pháp luật mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục công bố mỹ phẩm mới nhất tại Việt Nam năm 2023
- đăng ký lưu hành chế phẩm diệt khuẩn trên máy bay mới nhất năm 2023 tại Việt Nam
- Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam