Đang gửi...
Banner trái

DANH MỤC SẢN PHẨM DO BỘ Y TẾ CẤP PHÉP AN TOÀN THỰC PHẨM

Views 775
Hiện nay, vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đang được xã hội lẫn nhà nước quan tâm rất nhiều. Bởi vì đây là vấn đề liên quan đến sức khỏe củ người dân trong xã hội. Những quy định về vấn đề này đã được nhà nước quy định hết sức chặt chẽ nhưng vẫn có những cơ sở kinh doanh vẫn thực sự chưa trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Để cho doanh nghiệp, cá nhân không bị lúng túng trong vấn đề này, pháp luật đã quy định về Danh mục sản phẩm do Bộ y tế cấp phép An toàn thực phẩm. Qua bài viết này, Luật Doanh Trí sẽ giúp các quý khách hàng tìm hiểu về Danh mục này.

Mục lục

Hiện nay, vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đang được xã hội lẫn nhà nước quan tâm rất nhiều. Bởi vì đây là vấn đề liên quan đến sức khỏe củ người dân trong xã hội. Những quy định về vấn đề này đã được nhà nước quy định hết sức chặt chẽ nhưng vẫn có những cơ sở kinh doanh vẫn thực sự chưa trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Để cho doanh nghiệp, cá nhân không bị lúng túng trong vấn đề này, pháp luật đã quy định về Danh mục sản phẩm do Bộ y tế cấp phép An toàn thực phẩm. Qua bài viết này, Luật Doanh Trí sẽ giúp các quý khách hàng tìm hiểu về Danh mục này.
I. Cơ sở pháp lý
- Luật vệ sinh an toàn thực phẩm 2010;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.


II. Những quy định chung về vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có đối với các đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chuẩn bị đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động rồi phải bổ sung gấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ về ăn uống.
2. Hình phạt nếu không có giấy phép vệ sinh ăn toàn thực phẩm
Căn cứ vào Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính An toàn thực phẩm thì không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn kinh doanh thì sẽ bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
Đây chỉ là hình thức xử phạt hành chính dành cho cá nhân, doanh nghiệp vi phạm, ngoài ra tùy thuộc vào mức độ vi phạm khác nhau mà sẽ còn các hình thức xử phạt khác áp dụng như: buộc phải đóng cửa không cho phép kinh doanh,…


III. Danh mục sản phẩm thực phẩm do Bộ y tế cấp phép an toàn thực phẩm
Nếu sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục sản phẩm thực phẩm do bộ y tế cấp phép ATTP cấp phép thì phải tiến hành thủ tục tại Bộ y tế hoặc cơ quan được bộ ủy quyền, phân D.anh mục này được kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

TT

Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm

Ghi chú

1

Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm)    

Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2

Thực phẩm chức năng

 

3

Các vi chất bổ sung vào thực phẩm

 

4 Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

 

5

Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm    

Trừ những dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương được sản xuất trong cùng một cơ sở và chỉ để dùng cho các sản phẩm thực phẩm của cơ sở đó

6

Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

Trên đây là những thông tin về “Danh mục sản phẩm do Bộ Y tế cấp phép an toàn thực phẩm." Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: (+84) 911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

024.88.83.83.83

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Contact Us

Banner Contact