#4 bước tự công bố sản phẩm
Mục lục
Hiện nay, việc kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn ngày càng trở nên phổ biến, mỗi ngày có hàng ngàn sản phẩm thơm ngon, hấp dẫn được đưa ra thị trường. Để đảm bảo quyền lợi cho người bán cũng như bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật có quy định về thủ tục tự công bố sản phẩm. Vậy thủ tục tự công bố sản phẩm được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây hướng dẫn độc giả trình tự các bước để tự công bố sản phẩm và sau đó là đưa sản phẩm ra thị trường.
Bước 1. Xác định loại sản phẩm được tự công bố sản phẩm
Đối với những sản phẩm sau, tổ chức, cá nhân phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm trước khi đưa ra thị trường:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
- Phụ gia thực phẩm
- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Ngoại lệ: sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước thì không phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Lưu ý đối với những sản phẩm quy định phải đăng ký bản công bố sản phẩm, thì tổ chức, cá nhân không được tự công bố sản phẩm mà phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những sản phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm bao gồm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Bước 2. Xác định chính xác các thông tin công bố
Tổ chức, cá nhân trước khi công bố sản phẩm phải xác định chính xác các tiêu chí mình muốn công bố và đảm bảo phản ánh đúng bản chất thực sự của sản phẩm. Các tiêu chí bắt buộc phải nêu khi công bố sản phẩm là: tên sản phẩm, thành phần, thời hạn sử dụng, quy cách đóng gói và chất liệu bao bi, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất.
Trường hợp cơ sở công bố sản phẩm thuộc đối tượng phải cấo Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tổ chức, cá nhân chuẩn bị giấy này trước khi công bố sản phẩm.
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị mẫu nhãn của sản phẩm cần công bố. Nhãn của sản phẩm phải tuân thủ các quy định của pháp luật vè ghi nhãn hàng hoá. Mẫu nhãn này sẽ phải được đính kèm khi công bố sản phẩm
Bước 3. Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm
Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế
Bước 4. Công bố sản phẩm
Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.
Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.
Trên đây là tư vấn của Luật Doanh Trí đối với 4 bước tự công bố sản phẩm. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí qua các hình thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Bài viết ngày được thực hiện bởi: adcvietnam
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ