THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ QUỐC TẾ NĂM 2021
Mục lục
Để tạo một tác phẩm hay, chất lượng, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp phù hợp với thực tiễn hay giống cây trồng mới thì đòi hỏi người tác giả phải bỏ thời gian, công sức và nguồn tài chính để tìm tòi và nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay hành vi sao chép, lạm dụng sản phẩm gốc nhằm mục đích kinh doanh thương mại mà chưa có sự đồng ý của tác giả diễn ra một cách tràn lan và phức tạp. Vì vậy việc đăng ký sở hữu trí tuệ đặc biệt là đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế đang là xu thế trong thời gian gần đây. Đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế là một hình thức ghi nhận tài sản trí tuệ và chủ sở hữu, tác giả của tài sản trí tuệ đó trên hệ thống đăng bạ quốc gia, được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Thông qua việc đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế các cá nhân, doanh nghiệp đăng ký sở hữu trí tuệ không những thúc đẩy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, góp phần tạo sự tin tưởng trong mối quan hệ với các đối tác nhất là trong việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm ra khu vực và thế giới. Vậy thủ tục này được thực hiện như thế nào? Với đội ngũ chuyên viên và luật sư giàu kinh nghiệm, Luật Doanh Trí sẽ giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng thông qua bài viết Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế năm 2021 dưới đây.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 23 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;
- Thông tư 211/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 10 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả;
- Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch ngày 02 tháng 7 năm 2016 quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ quốc tế
Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ hiện hành, đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ quốc tế gồm:
- Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
- Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
3. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế
Hiện nay, tương ứng với đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ quốc tế sẽ do ba cơ quan tiến hành thủ tục hành chính trong việc xác lập quyền cho chủ đơn đăng ký, với mỗi đối tượng sẽ tiến hành thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan khác nhau cụ thể như sau:
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền Tác Giả;
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng Trọt;
4. Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế
Bước 1: Xác định đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế và chuẩn bị tài liệu, thông tin cần cho việc đăng ký bản quyền
Bước 2: Tác giả, chủ sở hữu trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ; Cục Bản quyền Tác Giả; Cục Trồng Trọt. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký. Trong thời hạn làm việc theo quy định đối với từng đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận thì cơ quan quản lý nhà nước phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
5. Thành phần hồ sơ
5.1. Thành phần hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế cho các đối tượng sở hữu công nghiệp
- 02 bản tờ khai đăng ký của một trong các đối tượng sau: sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
- 05 mẫu nhãn hiệu đình kèm với kích thước 8cm x 8 cm (áp dụng đối với việc đăng ký nhãn hiệu);
- 02 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm theo bản chụp sản phẩm đăng ký – Áp dụng đối với đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
- 02 bản mô tả sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có), yêu cầu bảo hộ sáng chế (trường hợp đăng ký sáng chế)
- 02 bản mô tả giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ (trường hợp đăng ký giải pháp hữu ích)
- Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền;
- Tài liệu khác liên quan (nếu có)
5.2. Thành phần hồ sơ đăng ký sở hữu trí quốc tế tuệ áp dụng cho quyền tác giả và quyền liên quan tác giả
- Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả;
- Giấy cam đoan của tác giả sáng tác ra tác phẩm;
- Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm;
- Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm;
- Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả;
- Bản sao chứng thực Chứng minh thư nhân dân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (áp dụng trường hợp chủ sở hữu tác phẩm là pháp nhân)
- Văn bản đồng ý của các tác giả trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả;
- 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.
5.3. Thành phần hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế áp dụng cho giống cây trồng
- Tờ khai (đơn) đăng ký giống cây trồng theo mẫu;
- Ảnh chụp kèm tờ khai về kỹ thuật theo mẫu quy định;
- Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho việc đăng ký trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký;
- Tài liệu khác như tài liệu chứng mình quyền của người nộp đơn; quyền được chuyển giao; quyền được hưởng ngày ưu tiên.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hành về Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế năm 2021. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326
Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng./.
Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022
- BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỒ SƠ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ NĂM 2022 TẠI BÁC NINH
- ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN WEBSITE TẠI QUẢNG NINH MỚI NHẤT NĂM 2022
- Cập nhật những quy định mới về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký bản quyền tác giả cho logo thương hiệu
- Ba điều cần biết trước khi đăng ký bản quyền tác giả
- Thuê người viết bài có vi phạm pháp luật không?
- Nhãn hiệu không phải nhãn hàng hoá - Một số khái niệm dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu