THỦ TỤC CHIA TÁCH DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM MỚI NHẤT 2022
Mục lục
I. Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 01/2021/ TT–BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan (Luật Ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng, Luật du lịch, Luật kinh doanh bảo hiểm,…).
II. Khái niệm
Căn cứ khoản 31 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, chia, tách doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hoạt động chia, tách doanh nghiệp chỉ dành cho loại công ty, và hoạt động này cũng chỉ áp dụng cho các công ty mang tính chất hữu hạn về tài sản, cụ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
III. Điều kiện chia/tách doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
3.1. Điều kiện chia doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp phải có loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
+ Cần có sự đồng ý bằng văn bản của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông, cụ thể là nghị quyết, quyết định chia công ty. Việc thống nhất chia công ty phải tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty, đồng thời, nội dung của nghị quyết, quyết định chia công ty phải đầy đủ các nội dung được yêu cầu tại điểm a khoản 2 Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020.
+ Công ty bị chia phải chấm dứt sự tồn tại, chủ sở hữu các công ty mới phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.
3.2. Điều kiện tách doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp phải có loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
+ Cần có sự đồng ý bằng văn bản của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông, cụ thể là nghị quyết, quyết định tách công ty. Việc thống nhất tách công ty phải tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty, đồng thời, nội dung của nghị quyết, quyết định tách công ty phải đầy đủ các nội dung được yêu cầu tại điểm a khoản 2 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020.
+ Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống (nếu có); đồng thời đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được tách.
Như vậy điều kiện chia/ tách công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó để được chia/ tách công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì các chủ thể cần đáp ứng các điều kiện đã được nêu ở bên trên.
IV. Thủ tục chia tách doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2022
4.1. Hồ sơ làm thủ tục chia/tách doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
+ Văn bản đề nghị chia/tách/hợp nhất doanh nghiệp: Tham khảo Văn bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông về việc chia/tách/hợp nhất doanh nghiệp (bản chính);
+ Biên bản họp Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên), Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty Cổ phần) về việc chia/tách/hợp nhất doanh nghiệp (bản chính);
+ Điều lệ của doanh nghiệp bị chia/tách/hợp nhất (sao y bản chính của công ty);
+ Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp sau khi bị chia/tách/hợp nhất (người đại diện theo pháp luật, các thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập ký từng trang và trang cuối cùng);
+ Danh sách thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên, hoặc danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần, kèm theo bản sao hợp lệ (có công chứng) giấy tờ chứng thực cá nhân đối với thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân; hoặc Bản sao Quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức kinh tế; bản sao hợp lệ (có công chứng) giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện ủy quyền và quyết định ủy quyền đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị sáp nhập, bán doanh nghiệp;
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền (đối với ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định);
+ Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và cá nhân khác (đối với ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề).
4.2. Thủ tục chia doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau
Bước 1: Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua nghị quyết, quyết định chia công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Nghị quyết, quyết định chia công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia, tên các công ty sẽ thành lập;
+ Nguyên tắc, cách thức và thủ tục chia tài sản công ty; phương án sử dụng lao động;
+ Cách thức phân chia, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập;
+ Nguyên tắc giải quyết nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty.
Nghị quyết, quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết.
Bước 2: Thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải kèm theo nghị quyết, quyết định chia công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.
Bước 3: Nộp hồ sơ:
Nộp tại: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi các công ty mới đặt trụ sở.
Trường hợp công ty mới có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công ty bị chia có trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty mới phải thông báo việc đăng ký doanh nghiệp công ty mới cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị chia trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4.3. Thủ tục tách doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau
Bước 1: Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua nghị quyết, quyết định tách công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Nghị quyết, quyết định tách công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động;
+ Cách thức tách công ty;
+ Giá trị tài sản, quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách;
+ Thời hạn thực hiện tách công ty.
Nghị quyết, quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết;
Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Bước 3: Nộp hồ sơ:
Nộp tại: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi các công ty mới đặt trụ sở.
Thời hạn giải quyết việc chia/tách doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là những thông tin về “Thủ tục chia tách doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất 2022”. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Hotline: 024 88 83 83 83
Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng./.
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau ly hôn được thực hiện như thế nào tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân như thế nào
- Thủ tục đăng ký kết hôn lại tại Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình không có giấy tờ nhà đất tại Hà Nội năm 2022
- Quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng mới nhất năm 2022
- Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mới nhất năm 2022
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại
- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận mã số mã vạch
- CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GIẤY TỜ GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
- THỦ TỤC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 2023
- Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gồm những gì
- Thủ tục hồ sơ xin visa (thị thực) Việt Nam