Đang gửi...

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Lượt xem 21489
Từ lâu con người đã xuất hiện tín ngưỡng, tôn giáo, đây chính là niềm tin của con người từ xa xưa đến nay và có sức ảnh hưởng rất lớn đến xã hội hiện nay. Các công trình kiến trúc về tôn giáo, tính ngưỡng là vấn đề được để tâm rất lớn từ nhà nước bởi đây chính là nơi mà người dân đến để bày tỏ niềm tin đến tín ngưỡng tôn giáo của họ. Vì vậy, nhà nước đã đưa ra những quy định pháp luật điều chỉnh kĩ về vấn đề này. Qua bài viết này, Luật Doanh Trí sẽ làm rõ những quy định pháp luật về vấn đề này.

Mục lục

Từ lâu con người đã xuất hiện tín ngưỡng, tôn giáo, đây chính là niềm tin của con người từ xa xưa đến nay và có sức ảnh hưởng rất lớn đến xã hội hiện nay. Các công trình kiến trúc về tôn giáo, tính ngưỡng là vấn đề được để tâm rất lớn từ nhà nước bởi đây chính là nơi mà người dân đến để bày tỏ niềm tin đến tín ngưỡng tôn giáo của họ. Vì vậy, nhà nước đã đưa ra những quy định pháp luật điều chỉnh kĩ về vấn đề này. Qua bài viết này, Luật Doanh Trí sẽ làm rõ những quy định pháp luật về vấn đề này.
I. Cơ sở pháp lý
- Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016;
- Luật xây dựng 2014.


II. Các quy định chung
1. Công trình tín ngưỡng, tôn giáo là gì?    
Tín ngưỡng và tôn giáo theo quy định tại Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 như sau:
- “Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng”
- “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.”
Như vậy, xây dựng các công trình tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm các công trình sử dụng làm cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và xây dựng công trình phụ trợ tôn giáo.

 2. Quy định về xây dựng liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo
Quy định chung về xây dựng công trình tín ngưỡng
Theo quy định tại Điều 58 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 thì việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng tôn giáo thực hiện như sau:
- Đối với việc xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và sửa chữa công trình tôn giáo, tín ngưỡng được thực hiện theo hệ thống các quy định của pháp luật xây dựng.
- Đối với việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng công trình công trình phụ trợ tôn giáo mới áp dụng các quy định của pháp luật xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng.
- Đối với các hoạt động tu bổ, phục hồi các công trình tôn giáo thuộc nhóm công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã xếp hạng thì tuân thủ theo các quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật về xây dựng.
Quy định cấp phép xây dựng công trình tôn giáo, tín ngưỡng
Việc xây dựng các công trình tôn giáo Việt Nam sẽ chia thành 2 nhóm phải xin cấp giấy phép xây dựng:
Nhóm 1: Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng
Theo quy định các công trình xây dựng tôn giáo, tín ngưỡng thuộc trường hợp bắt buộc phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Vì vậy những công trình thuộc loại này không được miễn xin giấy xép xây dựng. Nếu xây dựng công trình tôn giáo trái phép (không có giấy phép) sẽ bị xử phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định tại Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
Nhóm 2: Các công trình phụ trợ tôn giáo tín ngưỡng
Đối với các hoạt động cải tạo, nâng cấp và xây dựng công trình phụ trợ tôn giáo, tín ngưỡng mới sẽ phải xin cấp phép xây dựng công trình tôn giáo tín ngưỡng. Bởi xây dựng công trình phụ trợ cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo sẽ áp dụng theo các quy định về xây dựng các công trình, nhà ở riêng lẻ xây trong đô thị, trung tâm cụm xã, các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng, mà đây là các nhóm công trình phải xin giấy phép xây dựng.
Lưu ý: 
Các quy định của luật xây dựng công trình tôn giáo bắt buộc phải được xây trên đất tôn giáo đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi rõ mục đích sử dụng. Pháp luật cũng quy định xây dựng công trình tôn giáo trái phép trên đất không dùng cho tôn giáo thì phải chịu hình thức xử phạt đối với hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP xử phạt VPHC về đất đai.


III. Quy trình cấp phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo
1. Thẩm quyền cấp phép xây dựng công trình tín ngưỡng

Căn cứ vào Điều 103 Luật Xây dựng thì thẩm quyền cấp giấy phép được quy định như sau:
- Bộ Xây dựng cấp giấy phép: Công trình cấp đặc biệt
- UBND tỉnh cấp phép: Công trình cấp I, II, công trình tôn giáo, di tích lịch sử văn hóa, tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng…
- UBND huyện cấp phép: Các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn huyện quản lý, trừ các công trình thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, bộ.
Như vậy. UBND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng công trình tín ngưỡng.
2. Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;
- Bản vẽ quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng công trình tôn giáo, tín ngưỡng;
- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của tổ chức thiết kế, cá nhân chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng;
- Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tôn giáo theo phân cấp.


3. Quy trình thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công tình tín ngưỡng tôn giáo
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người làm đơn/chủ đầu tư nộp hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến: UBND cấp tỉnh hoặc Bộ xây dựng nếu là công trình cấp đặc biệt
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định công trình tôn giáo, tín ngưỡng sẽ phải kiểm tra hồ sơ, thực địa nếu cần và xác định các tài liệu cần bổ sung, chưa đúng để thông báo 1 lần tới chủ đầu tư bổ sung và hoàn thiện hồ sơ. Nếu bổ sung chưa đạt yêu cầu thi phải có văn bản hướng dẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ cho chủ đầu tư.
Bước 4: Nhận giấy phép xây dựng
Nếu hồ sơ xin giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo đủ điều kiện cấp pháp thì sẽ được sở xây dựng cấp phép và kèm theo hồ sơ thiết kế được đóng dấu và trả kết quả tại nơi tiếp nhận.

Trên đây là những thông tin về “Thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo." Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: (+84) 911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Mục khác

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải