Đang gửi...

THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT ƯƠNG DƯỠNG GIỐNG THỦY SẢN TẠI HẢI DƯƠNG MỚI NHẤT NĂM 2022

Lượt xem 385
Hài Dương là một trong những tỉnh có các cơ sở sản xuất ương dưỡng giống thủy sản lớn tại Việt Nam. Tại nghị định 42/2019/NĐ-CP có quy định về mức phạt đối với vi phạm sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định. Vậy ương dưỡng giống thủy sản là gì? Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất ương dưỡng giống thủy sản tại tình Hải Dương như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Mục lục

Hài Dương là 1 trong những tỉnh có các cơ sở sản xuất ương dưỡng giống thủy sản lớn tại Việt Nam. Tại nghị định 42/2019/NĐ-CP có quy định về mức phạt đối với vi phạm sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định. Vậy ương dưỡng giống thủy sản là gì? Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất ương dưỡng giống thủy sản tại tình Hải Dương như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Cơ sở pháp lý.

- Luật thủy sản năm 2017;

- Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản;

- Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

2. Ương dưỡng giống thủy sản là gì?

- Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật thủy sản 2017 thì “Ương dưỡng giống thủy sản là việc nuôi ấu trùng thủy sản qua các giai đoạn phát triển, hoàn thiện thành con giống.”

3. Điều kiện cấp.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 24 Luật thủy sản 2017 và Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì:

- Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng;

- Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng;

- Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;

- Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung: Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng; giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải; tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy; kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở; thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

- Trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

4. Thủ tục cấp.

Cơ quan có thẩm quyền tại tỉnh Hải Dương, căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật thủy sản 2017 thì:

“a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.”

- Như vậy, Bộ Nông nghiệp và phát triền nông thôn, Ủy ban nhận dân cấp tỉnh cụ thể ở đây là Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương có thẩm quyền cấp.

Thành phần hồ sơ, căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 26-2019/NĐ-CP hồ sơ gồm:

“a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.”

Thủ tục cấp tại tỉnh Hải Dương:

- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền như đã nêu trên.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở theo Mẫu số 03.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26-2019/NĐ-CP. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26-2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

Trình tự cấp:

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

- Bước 3: Tiếp nhận và xử lí hồ sơ.

- Bước 4: Trả kết quả.

Thời gian kiểm tra điều kiện sản xuất ương dưỡng giống thủy sản

- Được quy định tại khoản 6 Điều 21 Nghị định 26/2019/NĐ-CP “Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản là 12 tháng; trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.”

Trên đây là những thông tin về vấn đề Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất ương dưỡng giống thủy sản tại Hải Dương mới nhất năm 2022. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

 

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải