NHƯỢNG QUYỀN THƯỢNG MẠI MỚI NHẤT NĂM 2022
Mục lục
Nhượng quyền thương mại là một hoạt động về thương mại, khi đó bên nhượng quyền thương mại sẽ cho phép và yêu cầu bên nhận quyền thương mại phải tự thực hiện cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hóa theo điều kiện về cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hoá và điều hành quá trình thực hiện kinh doanh. Vậy điều kiện nhượng quyền thương mại là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Căn cứ pháp lý.
- Luật Thương mại số 36/2005/QH11;
- Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;
- Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
-Nghị định 120/2011/NĐ-CP sửa đổi, bỏ sung thủ tục hành chính tại một số nghị định của chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại.
2. Chủ thể của nhượng quyền thương mại.
- “Bên nhượng quyền” là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
- “Bên nhận quyền” là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.
3. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại.
- Chủ thể nhượng quyền gồm bên nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền thương mại và đều phải là thương nhân;
- Đối tượng nhượng quyền là quyền thương mại;
- Là một phương thức thực hiện kinh doanh, theo đó bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ và phương thức kinh doanh do bên nhượng quyền thương mại phát triển và sở hữu hoặc kiểm soát để bên nhận quyền thực hiện việc kinh doanh. Khi đó, bên nhận quyền thương mại sẽ chi trả cho bên nhượng quyền một khoản tiền;
- Là một phương pháp phân phối hàng hóa và dịch vụ: Bên nhượng quyền thương mại có quyền cho phép nhiều bên nhận quyền thương mại để xây dựng một hệ thống thực hiện phân phối các mặt hàng hóa và dịch vụ đến người tiêu dùng;
- Là một loại hợp đồng đặc thù về chuyển nhượng đối tượng của quyền sử hữu trí tuệ, như nhãn hiệu.
4. Điều kiện nhượng quyền thương mại.
- Đối với bên nhượng quyền được quy định tại Điều 5 Nghị định 35/3006/NĐ-CP:
+ Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
+ Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
+ Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 35/3006/NĐ-CP.
+ Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định 35/3006/NĐ-CP.
- Đối với bên nhận nhượng quyền được quy định tại Điều 6 Nghị định 35/3006/NĐ-CP:
+ Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
5. Cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP và được hướng dẫn tại Mục I Thông tư 09/2006/TT-BTM:
- Bộ Thương mại là cơ quan đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (sau đây gọi tắt là cơ quan đăng ký) trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP.
Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch, Sở Du lịch Thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Thương mại) nơi thương nhân dự kiến nhượng quyền đăng ký kinh doanh là cơ quan đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (sau đây gọi tắt là cơ quan đăng ký) trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP.
- Các thương nhân quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP dự kiến nhượng quyền trong nước thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Sở Thương mại nơi thương nhân đặt trụ sở chính.
Trách nhiệm của cơ quan đăng ký
- Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc các hướng dẫn về điều kiện, trình tự, thời gian và các thủ tục hành chính đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
- Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân khi hồ sơ của thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 19 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này;
- Đảm bảo thời gian đăng ký theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này;
- Thu, trích nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
- Đưa và cập nhật thông tin về tình hình đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân lên trang thông tin điện tử (website) của Bộ Thương mại trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày đăng ký, xoá đăng ký, chuyển đăng ký hoặc từ ngày nhận được thông báo của thương nhân về việc thay đổi thông tin đăng ký trong hoạt động nhượng quyền thương mại;
- Thực hiện đầy đủ các chế độ lưu trữ hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhượng quyền thương mại theo thẩm quyền và thực hiện xoá đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trong những trường hợp được quy định tại Điều 22 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP;
- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
6. Hồ sơ, thủ tục đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại.
Hồ sơ đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại:
- Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Thương mại bao gồm:
+ Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 06/2009/TT-BTM;
+ Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;
+ Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
+ Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;
- Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Sở Công Thương mại bao gồm:
+ Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-2 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
+ Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;Các giấy tờ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Nghị định 35/2006/NĐ-CP phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thủ tục đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại: được quy định tại Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP và được hướng dẫn bởi Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM.
Trên đây là những thông tin về vấn đề Nhượng quyền thương mại mới nhất năm 2022. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326
Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng./.
Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022
- BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỒ SƠ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ NĂM 2022 TẠI BÁC NINH
- ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN WEBSITE TẠI QUẢNG NINH MỚI NHẤT NĂM 2022
- Cập nhật những quy định mới về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký bản quyền tác giả cho logo thương hiệu
- Ba điều cần biết trước khi đăng ký bản quyền tác giả
- Thuê người viết bài có vi phạm pháp luật không?
- Nhãn hiệu không phải nhãn hàng hoá - Một số khái niệm dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu