Đang gửi...

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Lượt xem 1350
Hiện nay, việc phân biệt hàng hóa của các chủ thể kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc phân biệt dựa trên nhãn hiệu hàng hóa mà còn phân biệt qua kiểu dáng của sản phẩm. Đối với các sản phẩm có kiểu dáng bên ngoài đặc thù, nhà sản xuất cũng cần quan tâm đến việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp để tránh bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng của sản phẩm mà mình sản xuất, kinh doanh.

Mục lục

Hiện nay, việc phân biệt hàng hóa của các chủ thể kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc phân biệt dựa trên nhãn hiệu hàng hóa mà còn phân biệt qua kiểu dáng của sản phẩm. Đối với các sản phẩm có kiểu dáng bên ngoài đặc thù, nhà sản xuất cũng cần quan tâm đến việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp để tránh bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng của sản phẩm mà mình sản xuất, kinh doanh.

1. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì: “kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.”

Kiểu dáng công nghiệp có chức năng thẩm mỹ, giúp hấp dẫn người tiêu dùng bằng tính độc đáo, sự bắt mắt, sự ấn tượng.

Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp là các đồ vật, dụng cụ, thiết bị,… trong mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông một cách độc lập.

2. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

* Kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có tính mới: Theo đó, kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm phải có sự khác biệt đáng kể so với các kiểu dáng công nghiệp đã được sử dụng trước đó, hoặc các kiểu dáng đã được mô tả bằng văn bản hay dưới bất kỳ hình thức nào khác ở cả trong và ngoài nước (đã bị bộc lộ công  khai).

- Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp có tính sáng tạo khi không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng. Cụ thể, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng là người có các kĩ năng thực hành thông thường và biết rõ kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực tương ứng này.

- Có khả năng áp dụng công nghiệp: Nghĩa là, kiểu dáng công nghiệp có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng đó thông qua phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

* Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

Mặc dù quy định về điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp, pháp luật sở hữu trí tuệ vẫn loại trừ một số trường hợp đặc thù của một số đối tượng không thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, bao gồm:

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có.

Ví dụ: hình dáng của rãnh ốc vít          

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Ví du: Hình dáng bên trong của động cơ           

- Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.

Ví dụ: Hình dáng ngôi nhà             

3. Lý do cần đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Cần tiến hành đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp vì một số lý do cụ thể như sau:

- Thứ nhất, quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được cấp theo thủ tục đăng ký mà pháp luật Sở hữu trí tuệ quy định.

- Thứ hai, trong thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có độc quyền sử dụng kiểu dáng đó cho các sản phẩm của mình, đồng thời có quyền chuyển nhượng hoặc chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp của mình, qua đó được bù đắp các chi phí đầu tư về vật chất, trí tuệ và được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành quả sáng tạo của mình…

Trong thời gian bảo hộ, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp của mình.

Trên đây là một số thông tin về kiểu dáng công nghiệp, nếu muốn tìm hiểu thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp Luật Doanh Trí.

Hotline0962.515.363 hoặc Email: [email protected]

Luật Doanh Trí hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách!

Bài viết ngày được thực hiện bởi: adconline

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải