Đang gửi...

ĐỊA ĐIỂM LÀM SỔ ĐỎ CHO DOANH NGHIỆP TẠI BẮC GIANG

Lượt xem 486
Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc (nằm phía Đông Bắc Việt Nam); là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội); phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên, thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp với tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn và một phần tỉnh Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên là 3.843,9 km2, tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: Thành phố Bắc Giang và 9 huyện, trong đó có 6 huyện miền núi (Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Tân Yên), 01 huyện vùng cao (Sơn Động) và 02 huyện trung du, đồng bằng (Hiệp Hòa, Việt Yên). Toàn tỉnh có 230 xã, phường, thị trấn; dân số khoảng 1,6 triệu người và có 21 dân tộc cùng sinh sống.

Mục lục

I. Bắc Giang và cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp

Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc (nằm phía Đông Bắc Việt Nam); là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội); phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên, thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp với tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn và một phần tỉnh Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên là 3.843,9 km2, tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: Thành phố Bắc Giang và 9 huyện, trong đó có 6 huyện miền núi (Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Tân Yên), 01 huyện vùng cao (Sơn Động) và 02 huyện trung du, đồng bằng (Hiệp Hòa, Việt Yên). Toàn tỉnh có 230 xã, phường, thị trấn; dân số khoảng 1,6 triệu người và có 21 dân tộc cùng sinh sống.

Địa hình của tỉnh thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam; Vùng trung du có đồng bằng xen kẽ chiếm 28% diện tích toàn tỉnh, bao gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố Bắc Giang, vùng miền núi chiếm 72% diện tích, bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang; trong đó, một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên thế và huyện Sơn Động là vùng núi cao. Với đặc điểm địa hình đa dạng (cả đồng bằng, trung du và miền núi) là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học, với nhiều cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường. 

 Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên; gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên dụng và đất ở, còn lại là các loại đất khác. Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Đất nông nghiệp của tỉnh ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tỉnh Bắc Giang đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Hơn 55 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư liên doanh, liên kết  trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản.

Công nghiệp là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng của tỉnh. Khu công nghiệp Đình Trám rộng hơn 100 ha đã được các nhà đầu tư vào gần kín, ngoài ra còn gần 10 cụm công nghiệp tại các huyện, thị xã đã và đang đi vào hoạt động hoặc đang thiết kế quy hoạch hoàn chỉnh. Từ khi tỉnh có văn bản khuyến khích ưu đãi đầu tư trên địa bàn, sau một năm đã có 114 nhà đầu tư đăng ký với tổng số vốn hơn 1.187 tỷ đồng, trong đó 57 dự án đầu tư đã được chấp thuận. Các làng nghề truyền thống ngày càng được khôi phục và phát triển như: mây tre đan Tăng Tiến, tơ tằm Song Mai, bún Đa Mai, rượu làng Vân, mì Chũ, bánh đa Kế…

Tất cả các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội trên chính là những yếu tố tiền đề để xây dựng Bắc Giang trở thành một trong những đô thị lớn, phấn đấu đến năm 2030 Bắc Giang trở thành Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng; là “cửa ngõ kép hiện đại” của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội mở rộng với một không gian xanh - hiện đại - văn minh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng Trung du Miền núi phía Bắc và một số vùng lãnh thổ liên tỉnh lân cận; một địa bàn có dịch vụ, công nghiệp phát triển, kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, bảo đảm tính kết nối.

Tại Bắc Giang, sau khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, các nội dung quản lý nhà nước về đất đai đã được thực hiện tương đối đầy đủ, đạt được những kết quả khả quan. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế do đó chưa đáp ứng kịp thời phục vụ công tác quản lý đất đai, phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp.

II. Vai trò của quyền sử dụng đất đối với doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang

Đất đai có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, là nơi diễn ra hoạt động sống, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, là tư liệu sản xuất không thể thay thế, là tài sản có giá trị lớn. Điều này đã làm cho việc phân bổ đất đai luôn là vấn đề hết sức quan trọng của mọi xã hội, bởi qua đó, nó quyết định lợi ích, sự công bằng đối với từng người dân và sự thành công hay thất bại của một chế độ chính trị. Đất đai không chỉ là không gian sinh sống, sản xuất mà dưới tác động của kinh tế thị trường, đất đai trở thành một phương thức tích lũy hiệu quả. Có thể khẳng định, pháp luật ghi nhận doanh nghiệp được góp vốn bằng QSDĐ góp phần khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả.

Theo Điều 53 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu thống nhất quản lý. Tuy nhiên, Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà chuyển giao cho các doanh nghiệp thông qua giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ). Khi sử dụng đất, ngoài quyền khai thác sử dụng đất, NSDĐ còn được chuyển QSDĐ. Có thể thấy, QSDĐ là chế định đặc thù của pháp luật Việt Nam, là phương thức để duy trì chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai trong nền kinh tế thị trường. Quyền sử dụng tài sản là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Đất đai là bất động sản, ở góc độ quyền sử dụng tài sản thì QSDĐ là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất đai. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, ngoài những quyền chung, doanh nghiệp còn được thực hiện các giao dịch về QSDĐ (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, tặng cho, góp vốn) như những giao dịch về tài sản.

III. Dịch vụ tư vấn pháp luật đất đai (làm sổ đỏ) dành cho doanh nghiệp tại Bắc Giang

Nhằm giúp Quý khách hàng là doanh nghiệp tại Bắc Giang trong việc làm sổ đỏ nhanh chóng, Luật Doanh Trí cung cấp tới khách hàng các dịch vụ sau: 

  • Tư vấn hoàn toàn miễn phí các quy định của luật liên quan đến lĩnh vực làm sổ đỏ như: điều kiện cấp sổ, trình tự thủ tục làm sổ đỏ, thời gian thực hiện thủ tục làm sổ đỏ theo quy định của luật và trong trường hợp làm nhanh, thuế phí khi làm sổ đỏ… quy trình và thủ tục làm sổ đỏ.
  • Cung cấp dịch vụ trọn gói từ soạn thảo, kê khai hoàn thiện hồ sơ, làm việc với cơ quan có thẩm quyền, nộp hồ sơ và nhận kết quả tại địa chỉ của khách hàng hoặc trụ sở văn phòng.
  • Cam kết hoàn thành hồ sơ khách hàng đúng với tiến độ đề ra.
  • Đảm bảo dịch vụ cung cấp uy tín, chất lượng với chi phí hợp lý nhất.
  • Thay mặt cho Quý khách hàng trực tiếp liên hệ với cơ quan Nhà nước để tiến hành làm sổ đỏ cũng như nhận kết quả khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trên đây là thông tin của Luật Doanh Trí tới Quý khách hàng về dịch vụ làm sổ đỏ cho doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang. Mọi chi tiết, phản hồi, yêu cầu tư vấn có liên quan , Quý khách hàng vui lòng liên hệ: 

Hotline: 0911233955

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh được làm việc cùng Quý khách hàng. 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Mục khác

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải